• THUAN VIET PHARMA

    Siro giảm đau, hạ sốt cho trẻ Tylenol

    Giá bán: Liên hệ

    • Xuất xứ: Thái Lan
    • Tình trạng: Còn hàng

    Qui cách đóng gói: Chai 60mL.

    Thành phần: Paracetamol 80mg/2.5ml

    Nhóm: Thuốc giảm đau - hạ sốt

    Nhà sản xuất: Olic (Nhật Bản)

    Sản xuất tại Thái Lan

    Chọn mua:

    Mua ngay
    Chi tiết sản phẩm

    Thành phần

    Mỗi 2,5mL thuốc (1/2 thìa cà phê) chứa 80mg acetaminophen (paracetamol). Thành phần khác: xirô bắp thành phần fructose cao, propylen glycol, glycerin, dung dịch sorbitol, nước tinh khiết, gôm xanthan, cellulose vi tinh thể và natri carboxymethylcellulose, acid citric, natri benzoat, butylparaben, đỏ FD&C, mùi anh đào nhân tạo.

    Công dụng (Chỉ định)

    Hạ sốt, giảm đau nhức thông thường và khó chịu trong các trường hợp cảm lạnh, cúm, mọc răng, đau răng, đau đầu, đau tai, đau sau khi tiêm chủng, viêm họng...

    Liều dùng

    Tìm đúng liều dùng cho bé theo bảng dưới đây. Nên lấy liều thuốc theo cân nặng của bé, nếu không thể, thì mới lấy theo tuổi của bé.

    Các lần uống cách nhau 4 - 6 giờ, nhưng không quá 5 lần mỗi ngày.

    Lắc kỹ chai thuốc trước khi dùng.

    Cân nặng (Kg)

    Tuổi

    Mỗi lần uống (mL)

    dưới 5

    dưới 4 tháng

    Hỏi ý kiến bác sĩ

    5 - 8

    4 - 11 tháng

    2,5mL

    9 - 10

    12 - 23 tháng

    3,75mL

    11 - 16

    2 - 3 tuổi

    5mL

    17 - 21

    4 - 5 tuổi

    7,5mL

    22 - 26

    6 - 8 tuổi

    10mL

    27 - 31

    9 - 10 tuổi

    12,5 mL

    32 - 42

    11 tuổi

    15mL

    Chú ý:

    Không vượt quá liều qui định. Dùng liều cao hơn liều qui định (quá liều) ở bảng trên không giúp giảm thêm triệu chứng mà lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé.

    Trong trường hợp quá liều cần đi khám bác sĩ ngay, ngay cả khi bé không có biểu hiện triệu chứng gì.

    Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

    Không dùng cho trẻ mẫn cảm với acetaminophen.

    Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

    Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

    Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngưng sử dụng thuốc.

    Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

    Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

    Da: Ban.

    Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.

    Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.

    Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

    Hiếm gặp, ADR < 1/1000

    Khác: Phản ứng quá mẫn.

    Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

    Tương tác với các thuốc khác

    Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.

    Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

    Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc ở gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật, tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

    Sản phẩm liên quan
    Sản phẩm bán chạy