• THUAN VIET PHARMA

    Những điều cần biết về thuốc tim mạch Atenolol

  • Thứ tư, 08:23 Ngày 05/08/2020
  • 1. Thuốc Atenolol là gì?

    Thuốc Atenolol

    • Atenolol là thuốc chẹn chọn lọc thụ thể beta1 -adrenergic

    • Ở liều thấp atenolol có tác dụng ức chế chọn lọc trên tim mà ít tác dụng trên mạch và cơ trơn khí quản.

    • Đối với liều cao hơn (>100 mg/ngày), tác dụng chọn lọc này của atenolol sẽ giảm và thuốc sẽ ức chế cạnh tranh trên cả 2 thụ thể beta1 và beta2.

    • Thuốc Atenolol được dùng để điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp, loạn nhịp thất và trên thất.

    • Ngoài ra, thuốc cũng được dùng để phòng ngừa chứng đau nửa đầu, hoặc kết hợp với benzodiazepin để kiểm soát hội chứng cai rượu cấp.

    2. Chỉ định của thuốc Atenolol

    • Người bệnh bị tăng huyết áp.

    • Các trường hợp đau thắt ngực ổn định.

    • Những đối tượng bị nhồi máu cơ tim cấp.

    • Bệnh nhân xuất hiện các cơn nhịp nhanh thất và trên thất.

    • Ngoài ra, atenolol được dùng để dự phòng chứng đau nửa đầu.

    • Không những vậy, atenolol kết hợp với benzodiazepin để kiểm soát hội chứng cai rượu cấp.

    3. Trường hợp không nên dùng thuốc Atenolol

    • Dị ứng với atenolol hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác của thuốc

    • Không dùng trên đối tượng chậm nhịp xoang, lốc nhĩ – thất độ II và độ III.

    • Các trường hợp bị sốc tim, suy tim mất bù trừ

    • Ngoài ra, không dùng atenolo trên bệnh u tế bào ưa crôm không được điều trị.

    4. Hướng dẫn dùng thuốc Atenolol

    4.1. Điều trị tăng huyết áp

    • Khởi đầu liều atenolol là 25 – 50 mg/ ngày/ lần.

    • Nếu trong vòng 1 – 2 tuần, người bệnh vẫn chưa đạt đáp ứng tối ưu, thì nên 
      + Tăng lên tới liều 100 mg/ ngày 
      + Hoặc có thể kết hợp với thuốc lợi niệu hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên.

    • Lưu ý, khi tăng liều >100 mg cũng không đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn.

    • Với đối tượng là trẻ em nên dùng liều khởi đầu 0,5 – 1 mg/ kg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần. Có thể tăng đến tối đa 2 mg/ kg (hoặc 100 mg)/ ngày. Chia ra 1 – 2 lần/ ngày

    4.2. Đau thắt ngực ổn định mạn tính

    • Khởi đầu là 50 mg/ lần/ ngày.

    • Trường hợp vẫn chưa đáp ứng tối ưu trong vòng 1 tuần, có thể
      tăng liều lên 100 mg/ lần/ ngày.

    • Có thể phải tăng tới 200 mg/ngày mới đạt được đáp ứng tối ưu.

    4.3. Đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không có ST chênh

    • Bắt đầu bằng liều tiêm tĩnh mạch 5 mg trong 2 – 5 phút

    • Sau đó, nhắc lại sau 5 phút cho đến khi đạt tổng liều 10 mg.

    • Nếu bệnh nhân dung nạp với liều tiêm tĩnh mạch, có thể chuyển sang đường uống sau khi tiêm liều cuối 1 – 2 giờ.

    4.4. Nhồi máu cơ tim cấp, giai đoạn sớm

    • Liều khởi đầu 2,5 – 5mg trong 2 – 5 phút.

    • Dung nạp tốt, cứ 2 – 10 phút lại thêm 2,5 – 5 mg tiêm tĩnh mạch cho đến khi đạt tổng liều 10 mg trong 10 – 15 phút.

    • Nếu đã dung nạp tốt với liều tiêm tĩnh mạch đạt tổng liều 10 mg sau 10 phút, có thể dùng tiếp liều uống 50 mg và nhắc lại 50 mg nữa sau 12 giờ.

    • Duy trì liều uống trong 6 – 9 ngày (hoặc đến khi chống chỉ định xuất hiện như nhịp chậm hoặc huyết áp hạ) với mức liều 100 mg/ngày, dùng 1 – 2 lần/ ngày.

    Lưu ý, liều trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng tình trạng, bệnh lý cụ thể thì sẽ được chỉ định liều dùng khác nhau. Do đó, phải tuân thủ chính xác liều lượng của bác sĩ chỉ định.

    5. Tác dụng phụ của Atenolol

    • Yếu cơ, mệt mỏi, lạnh và ớn lạnh các đầu chi.

    • Chậm nhịp tim, block nhĩ thất độ 2, 3 và giảm huyết áp

    • Tiêu chảy, buồn nôn.

    • Rối loạn giấc ngủ, giảm tình dục.

    • Chóng mặt, nhức đầu.

    • Giảm tiểu cầu.

    • Trầm trọng thêm bệnh suy tim, blốc nhĩ – thất, hạ huyết áp tư thế, ngất.

    • Ác mộng, ảo giác, trầm cảm, bệnh tâm thần.

    • Rụng tóc, phát ban da, phản ứng giống như vảy nến và làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến, ban xuất huyết.

    • Khô mắt, rối loạn thị giác.

    6. Tương tác thuốc khi dùng Atenolol

    • Amiodaron

    • Verapamil, diltiazem, nifedipin, amlodipin…

    • Hydralazin

    • Methyldopa

    • Reserpine 

    • Clonidin

    • Prazosin, terazosin, trimazosin, doxazosin

    • Digoxin

    • Indomethacin

    • Quinidin và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1

    • Insulin hoặc các thuốc uống chống đái tháo đường

    7. Lưu ý khi dùng Atenolol

    • Các đối tượng bị suy tim: chống chỉ định dùng thuốc đối với các trường hợp suy tim mất bù, song có thể dùng một cách thận trọng đối với suy tim còn bù.

    • Lưu ý, các thuốc chẹn beta có thể ức chế sự giãn cơ trơn khí quản, vì thế không được dùng trong hen phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn. 

    • KHÔNG ĐƯỢC NGỪNG THUỐC ĐỘT NGỘT: vì có thể làm nặng thêm triệu chứng 
      + Đau thắt ngực
      + Thúc đẩy nhồi máu cơ tim 
      + Loạn nhịp thất trên những bệnh nhân có bệnh mạch vành 
      + Làm nặng thêm hội chứng tuyến giáp trên những bệnh nhân nhiễm độc giáp. 

    • Sử dụng thuốc chẹn beta có thể làm tăng tần suất và mức độ sốc phản vệ. 

    • Thật thận trọng khi dùng đồng thời atenolol với thuốc gây mê do
      thuốc có thể gây giảm huyết áp mạnh, kéo dài và khó duy trì nhịp tim trong khi phẫu thuật. 

    • Cần dùng atenolol thận trọng ở những bệnh nhân có hội chứng cường giáp vì có thể che lấp dấu hiệu nhịp tim nhanh do cường giáp.

    • Đối với bệnh nhân đái tháo đường cần dùng atenolol cẩn thận do thuốc có thể che lấp dấu hiệu nhịp tim nhanh do hạ glucose máu. 

    8. Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc

    8.1. Phụ nữ mang thai

    • Atenolol có thể qua được nhau thai.

    • Việc dùng thuốc chẹn beta cho phụ nữ sắp sinh có thể gây ra các triệu chứng
      + Chậm nhịp tim
      + Giảm glucose máu 
      + Hạ huyết áp ở trẻ sơ sinh. 

    • Lưu ý, khi dùng atenolol để điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai từ giai đoạn sớm và kéo dài có thể làm giảm sức lớn của thai.

    • Do đó, cần thận trọng và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng atenolol cho phụ nữ có thai.

    8.2. Phụ nữ cho con bú

    • Thuốc Atenolol bài tiết được vào sữa mẹ

    • Đã có những báo cáo về tác hại của thuốc đối với trẻ em bú mẹ khi người mẹ dùng atenolol bao gồm các triệu chứng
      + Chậm nhịp tim 
      + Giảm glucose máu

    • Trường hợp trẻ sinh non, hoặc trẻ bị suy thận có thể dễ mắc các tác dụng không mong muốn hơn.

    • Do đó, không nên dùng atenolol cho người cho con bú.

    9. Xử trí khi quá liều Atenolol

    • Quá liều có thể xảy ra khi dùng phải một liều cấp≥5g 

    • Hội chứng thường gặp do dùng atenolol quá liều 
      + Ngủ lịm
      + Rối loạn hô hấp
      + Thở khò khè
      + Ngừng xoang, chậm nhịp tim
      Hạ huyết áp
      + Co thắt phế quản.

    • Điều trị quá liều
      + Cần giảm hấp thu thuốc bằng gây nôn, rửa dạ dày hoặc uống than hoạt trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc. 
      + Có thể loại bỏ Atenolol bằng thẩm tách máu

    • Tùy vào các triệu chứng xuất hiện mà xử trí khác nhau
      Chậm nhịp tim: tiêm tĩnh mạch Atropin trong trường hợp có blốc
      nhĩ thất độ II hoặc III. Có thể dùng isoproterenol nếu không đáp ứng một cách thận trọng.
      Suy tim: Dùng digitalis, thuốc lợi tiểu là cần thiết. 
      Hạ huyết áp: Dùng chất co mạch như dobutamin, dopamin, adrenalin hoặc noradrenalin và liên tục theo dõi huyết áp.
      Co thắt phế quản: dùng isoproterenol hoặc terbutalin; atropin; aminophylin tiêm tĩnh mạch hoặc ipratropim khí dung là cần thiết để kiểm soát tình trạng co thắt khí quản.
      + Hạ đường huyết: Có thể được truyền tĩnh mạch dung dịch glucose.

    10. Xử trí khi quên một liều Atenolol

    • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

    • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

    • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

    11. Cách bảo quản thuốc

    • Để thuốc tim mạch Atenolol tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

    • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.

    • Nhiệt độ bảo quản Atenolol tốt nhất là <30 ºC.

    Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Atenolol trong điều trị hạ huyết áp hoặc điều trị nhồi máu cơ tim,….. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

      Bài viết liên quan