• THUAN VIET PHARMA

    Bạn biết gì về thuốc loãng đàm, tiêu nhầy Exomuc (acetylcystein)?

  • Thứ ba, 09:03 Ngày 13/10/2020
  • 1. Thuốc Exomuc (acetylcystein) là thuốc gì?

    Acetylcystein (N-acetylcystein) là dẫn chất N-acetyl của L-cystein, một acid amin tự nhiên. Thuốc có vai trò tiêu chất nhày từ đó, làm giảm độ quánh của đờm ở phổi có mủ và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng cách ho.

    2. Chỉ định của thuốc Exomuc (acetylcystein)

    Thuốc loãng đàm, tiêu nhầy Exomuc (acetylcystein)

    Thuốc loãng đàm, tiêu nhầy Exomuc (acetylcystein)

    • Bệnh lý hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn và làm sạch thường quy trong mở khí quản

    • Ngăn ngừa biến chứng sau nhiễm khuẩn hô hấp

    3. Trường hợp không nên dùng thuốc Exomuc 

    • Trẻ em <2 tuổi 

    • Bệnh nhân bị phenylceton niệu

    • Người bệnh đã từng bị hen (do nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein).

    • Dị ứng với acetylcystein hoặc với dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

    4. Hướng dẫn dùng thuốc Exomuc (acetylcystein)

    4.1. Cách dùng

    • Hòa tan bột thuốc với dịch lỏng chẳng hạn như nước (khoảng 250ml).

    • Có thể dùng thuốc lúc đói hoặc no vì thức ăn không gây ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.

    4.2. Liều dùng

    Người lớn

    • Trường hợp tiêu đờm: 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày.

    • Điều trị tăng tiết dịch nhầy: 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày.

    Trẻ em

    Trong tiêu nhầy, tùy vào từng độ tuổi của trẻ, cụ thể:

    • 2 – 5 tuổi: ½ gói/ lần x 2 – 3 lần/ ngày.

    • 6 – 14 tuổi: ½ gói/ lần x 2 – 3 lần/ ngày.

    • Trẻ > 14 tuổi: 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày.

    Điều trị trong tăng tiết dịch nhầy

    • ≥ 6 tuổi: ½ gói/ lần x 3 lần/ ngày.

    • 2 – 5 tuổi: ½ gói/ lần x 3 lần/ ngày.

    5. Tác dụng phụ thuốc Exomuc (acetylcystein) 

    Thuốc loãng đàm, tiêu nhầy Exomuc (acetylcystein)

    • Phát ban, nổi mày đay

    • Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai

    • Viêm miệng, chảy nước mũi nhiều, ran ngáy

    • Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như buồn nôn, nôn

    • Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân, sốt, rét run (mặc dù rất hiếm khi xảy ra)

    Bạn không nên dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng Exomuc.

    6. Lưu ý khi dùng thuốc Exomuc (acetylcystein)

    • Theo dõi chặt chẽ người bệnh có nguy cơ bùng phát cơn hen đối với người đã bị dị ứng trước đó. Trường hợp có co thắt phế quản, phải dùng giãn phế quản như salbutamol hoặc ipratropium và phải ngừng acetylcystein ngay.

    • Khi điều trị với Exomuc, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh bị giảm khả năng ho.

    • Thường trong thời gian 30 – 60 phút, có thể xảy ra tình trạng sốc phản vệ và gây đe dọa tính mạng. Do đó, cần theo dõi và ngừng thuốc nếu phản ứng xảy ra và xử trí kịp thời.

    • Nếu người bệnh bị nôn dữ dội khi uống thuốc thì cần theo dõi chảy máu dạ dày hoặc giãn thực quản, loét dạ dày.

    7. Đối tượng đặc biệt khi sử dụng

    7.1. Phụ nữ mang thai và cho con bú

    • Nên đánh giá tình trạng của thai phụ trước khi quyết định dùng thuốc

    • Cân nhắc thật kĩ giữa lợi ích và nguy cơ trước khi dùng ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

    7.3. Đối tượng lái xe và vận hành máy móc

    Vì thuốc có gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh bao gồm đau đầu, buồn ngủ. Do đó, cần thận trọng khi dùng ở những đối tượng này.

    8. Xử trí khi dùng quá liều Exomuc

    Khi quá liều Exomuc, bệnh nhân sẽ có triệu chứng tương tự như triệu chứng của phản vệ, tuy nhiên sẽ nghiêm trọng hơn nhiều, đặc biệt là giảm huyết áp.  Các triệu chứng khác bao gồm: suy hô hấp, tan máu, đông máu rải rác nội mạch và suy thận.

    Do đó, hãy đến bệnh viện ngay lập tức và mang thuốc mà bạn đã dùng để bác sĩ có thể tìm lí do dễ dàng và xử trí kịp thời.

    9. Xử trí khi quên một liều Exomuc 

    • Dùng ngay sau khi nhớ ra mình đã quên một liều.

    • Trường hợp liều đã quên gần kề với liều tiếp theo thì nên bỏ qua và dùng theo đúng lịch trình.

    • Lưu ý tuyệt đối không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

    10. Cách bảo quản thuốc

    • Nên bảo quản thuốc tốt nhất ở nhiệt độ <30ºC.

    • Tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

    • Không nên để thuốc ở nơi ẩm ướt như phòng tắm hoặc tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

    • Lưu ý thông tin hạn dùng trên bao bì của thuốc và không nên dùng nếu thuốc đã quá hạn. Ngoài ra, cần phải xử trí những thuốc này trước khi đưa thuốc ra ngoài môi trường.

    Trên đây là thông tin của thuốc Exomuc có công dụng tiêu nhầy, loãng đờm. Bên cạnh đó là những thông tin cần lưu ý khi dùng thuốc. Do đó, nếu tình trạng của bạn trở nặng hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ nhé!

                                                                                                                                        Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

      Bài viết liên quan