Thuốc hạ sốt, giảm đau Tatanol (acetaminophen): Những lưu ý khi dùng
1. Thuốc Tatanol là gì?
Hoạt chất: Acetaminophen hàm lượng 500mg.
Tá dược bao gồm:
-
Tinh bột ngô.
-
PVP K30.
-
Magnesi stearat.
-
Talc, hydroxypropyl methyl cellulose, titan dioxid, macrogol 4000.
Vai trò của acetaminophen:
-
Đây là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau, hạ sốt rất có hiệu quả.
-
Thuốc làm giảm thân nhiệt ở bệnh nhân sốt nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.
-
Ngoài ra, acetaminophen còn tác động lên vùng dưới đồi giúp hạ nhiệt cơ thể, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch đồng thời làm tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Chỉ định của thuốc Tatanol
-
Điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa một cách phổ biến.
-
Trong đó, với điều trị ĐAU: Tatanol giúp giảm đau tạm thời trong triệu chứng đau nhẹ đến vừa (cảm cúm, nhức đầu, đau nhức cơ, đau xương, đau do đến ngày hành kinh,..)
-
Ngoài ra, với tình trạng SỐT: thuốc giúp hạ thân thiệt ở người bị sốt do mọi nguyên nhân nhưng không làm ảnh hưởng tới thân nhiệt bình thường của cơ thể.
3. Trường hợp không nên dùng thuốc Tatanol
-
Dị ứng với acetaminophen hoặc với bất kỳ thành phần nào khác có trong công thức thuốc.
-
Không dùng nếu người bệnh bị suy giảm chức năng gan nặng.
4. Cách dùng thuốc Tatanol hiệu quả
4.1 Cách dùng
-
Uống thuốc với một cốc nước.
-
Không tự điều trị giảm đau >10 ngày ở người lớn hoặc >5 ngày ở trẻ em với Tatanol. Trừ khi có chỉ định.
-
Trường hợp sốt cao (> 39.5°C), sốt >3 ngày hoặc tái phát tình trạng sốt, không được tự điều trị với Tatanol trừ khi được bác sĩ chỉ định.
4.2 Liều dùng
-
Người lớn và trẻ >12 tuổi
+ Uống 1 – 2 viên x 4 – 6 lần/ ngày.
+ Tối đa 8 viên/ngày. Với hàm lượng 1 viên 500 mg (đã trình bày ở trên). -
Trẻ > 6 tuổi
+ Dùng liều 1/2 – 1 viên x 4 – 6 lần/ ngày.
+ Tối đa 4 liều/ ngày. -
Đối tượng suy thận
+ Ở trẻ em: Clcr < 10ml/phút, mỗi liều nên được cách 8 giờ/ lần.
+ Người lớn
***Clcr < 10 – 50ml/phút, mỗi liều nên được cách 6 giờ/lần.
***Clcr < 10ml/phút, mỗi liều nên được cách 8 giờ/lần. -
Người bệnh suy giảm chức năng gan
+ Dùng thận trọng và tốt nhất nên dùng liều thấp.
+ Lưu ý, tránh dùng kéo dài.
5. Các tác dụng phụ có thể xảy ra
-
Nổi ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc.
-
Buồn nôn, nôn, rối loạn trong hệ tạo máu, thiếu máu.
-
Thuốc có thể gây bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
-
Mặc dù xảy ra với tần suất rất thấp nhưng người bệnh cũng có thể mắc các tình trạng như sau
+ Hội chứng Stevens – Johnson
+ Hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc
+ Hội chứng Lyell.
+ Hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính, phản ứng quá mẫn.
6. Tương tác khi dùng chung với thuốc Tatanol
-
Coumarin và dẫn chất indandion.
-
Phenothiazin.
-
Phenytoin, barbiturat, carbamazepin.
-
Isoniazid.
-
Probenecid.
-
Uống rượu nhiều ngày và kéo dài tăng nguy cơ gây độc cho gan khi dùng thuốc.
7. Những lưu ý khi dùng thuốc
-
Lưu ý đến các hội chứng nguy hiểm hiếm xảy ra khi dùng thuốc. Nếu xuất hiện hãy ngưng thuốc ngay và lập tức đến bệnh viện để được cấp cứu.
-
Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài cho người bị suy gan: phải thận trọng khi dùng acetaminophen cho người bị suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước.
-
Thận trọng khi dùng Tatanol ở bệnh nhân có thiếu máu từ trước vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ cao ở mức nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
-
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của thuốc: nên tránh và hạn chế uống rượu, đặc biệt là trong quá trình dùng thuốc.
8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt
8.1 Phụ nữ mang thai
-
Vẫn chưa xác định được tính an toàn của thuốc Tatanol khi dùng trên đối tượng mang thai và sự phát triển của tác dụng phụ trên thai.
-
Do đó, chỉ nên dùng Tatanol trên đối tượng này sau khi cân nhắc thật cẩn thận.
8.2 Phụ nữ cho con bú
-
Theo đánh giá ở một số nghiên cứu, thì việc dùng thuốc có chứa acetaminophen không gây ra các tác động có hại trên trẻ bú mẹ.
-
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì nên ngừng cho con bú nếu quyết định dùng thuốc.
9. Xử trí khi quá liều Tatanol
9.1 Triệu chứng quá liều
-
Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc.
-
Ngoài ra, có thể gây Methemoglobin máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính. Lưu ý trẻ em thường dễ mắc phải hơn so với người lớn.
-
Khi bị ngộ độc nặng
+ Ban đầu là kích động và mê sảng.
+ Tiếp theo sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.
+ Trụy mạch chỉ xảy ra với liều rất lớn.
+ Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều.
+ Cơn co giật nghẹt thở có thể dẫn đến tử vong.
+ Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
9.2 Điều trị
-
Cực kỳ quan trọng trong điều trị quá liều chính là chẩn đoán sớm.
-
Trong trường hợp nhiễm độc nặng, phải tích cực điều trị hỗ trợ
+ Rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
+ Dùng thuốc giải độc ngay lập tức, càng sớm càng tốt nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống thuốc.
+ Nếu đã dùng than hoạt tính trước khi dùng các hoạt chất khác thì phải hút than hoạt ra khỏi dạ dày trước.
+ Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối vì có khả năng làm giảm hấp thụ acetaminophen.
10. Xử trí khi quên một liều Tatanol
-
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
-
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
-
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
11. Cách bảo quản
-
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
-
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát.
-
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30ºC.
-
Thông tin hạn dùng được trình bày đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Do đó, hãy kiểm tra cẩn thận thông tin và không nên dùng nếu thuốc đã hết hạn.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt Tatanol. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nguồn: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên