• THUAN VIET PHARMA

    Nhược cơ và những điều cần biết – Nguyên nhân

  • Thứ năm, 09:43 Ngày 17/09/2020
  • 1. Bệnh nhược cơ là gì?

    Bệnh nhược cơ là bệnh lý thần kinh cơ tự miễn mãn tính, gây ra yếu cơ. Bệnh nhược cơ có thể ảnh hưởng đến hô hấp, vận động ví dụ như yếu cơ tứ chi. Tên nhược cơ có nguồn gốc từ tiếng Latin có nghĩa là yếu cơ nghiêm trọng.

    Đặc điểm nổi bật của bệnh này là tình trạng yếu cơ tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Những cơ thường bị yếu là cơ kiểm soát vận động của mắt và mí mắt, cơ biểu hiện nét mặt , nhai, nói và nuốt. những cơ kiểm soát hô hấp, vận động cổ và tứ chi cũng có thể bị ảnh hưởng.

    Hầu hết các trường hợp bệnh nhược cơ không nặng nề như tên gốc latin của nó. Hiện tại, chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh nhược cơ mà chủ yếu là kiểm soát triệu chứng. Với những phương pháp điều trị hiện tại có thể cho phép bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt. Hầu hết những người này đều có tuổi thọ như người bình thường.

    2. Nguyên nhân của bệnh nhược cơ là gì?

    Nhược cơ là do một lỗi trong việc truyền các tín hiệu thần kinh đến cơ. Điều này xảy ra khi sự giao tiếp bình thường giữa sợ thần kinh và cơ bị gián đoạn tại điểm nối thần kinh – cơ.

    2.1. Chất dẫn truyền thần kinh

    Chất dẫn truyền thần kinh là một chất hóa học mà tế bào thần kinh hoặc tế bào não sử dụng để truyền đạt thông tin. Thông thường, khi các tín hiệu điện hoặc các xung đi dẫn đầu tận của thần kinh vận động sẽ giải phóng ra một chất dẫn truyền thần kinh gọi là acetylcholine.

    Acetylcholine đi từ đầu tận dây thần kinh và liên kết với các thụ thể của acetylcholine trên cơ. Sự gắn kết của acetylcholine với thụ thụ thể của nó trên tế bào cơ sẽ kích thích việc co cơ.

    Nguyên nhân của bệnh nhược cơ là gì? - Chất dẫn truyền thần kinh

    Nhược cơ là do một lỗi trong việc truyền các tín hiệu thần kinh đến cơ (Nguồn: wikiwand)

    Khi bị bệnh, các kháng thể (protein miễn dịch) khóa, thay thế hoặc phá hủy những thụ thể của acetylcholine tại chỗ tiếp hợp thần kinh cơ. Do đó ngăn chặn việc co cơ.

    Những kháng thể này được sản xuất bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn bởi hệ thống miễn dịch bình thường sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ,thì nay lại tấn công chính mình.

    Nguyên nhân của bệnh nhược cơ là gì?

    Tiếp hợp thần kinh cơ ở người bình thường và người bị bệnh nhược cơ. Ở người nhược cơ (bên phải), các thụ thể của Acetylcholin bị block bởi các kháng thể.

    2.2. Tuyến ức

    Tuyến ức có chức năng kiểm soát miễn dịch và có thể có liên quan đến bệnh nhược cơ. Tuyến ức nằm ở ngực, phía sau xương ức, tuyến ức lớn nhất ở trẻ em, phát triển từ từ cho đến khi dậy thì. Sau đó sẽ nhỏ dần và được thay thế bởi mô mỡ.

    Trong suốt thời kì trẻ em, tuyến ức đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của hệ thống miễn dịch bởi vì nó tạo tế bào miễn dịch lympho T, loại bạch cầu chuyên biệt để bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn.

    Nguyên nhân của bệnh nhược cơ là gì?

    Tuyến ức (thymus) ở trẻ em và người lớn. Ở thời kì trẻ em, tuyến ức có kích thước to nhất, sau khi dậy thì tuyến ức dần dần bị thoái hóa và được thay thế bởi tế bào mỡ

    Tuyến ức có vẫn có thể chưa thoái hóa ở một số người trưởng thành bị bệnh nhược cơ. Những người mắc bệnh thường có các cụm tế bào tương tự như tăng sản bạch huyết. Một số người bị nhược cơ có u tuyến ức, đa số u này thường lành tính, nhưng cũng có thể phát triển thành ung thư

    Tuyến ức đóng vai trò trong bệnh nhược cơ nhưng chức năng thì chưa được hiểu đầy đủ. Các nhà khoa học cho rằng tuyết ức có thể đưa ra những thông tin hướng dẫn không chính xác cho hoạt động các tế bào miễn dịch. cuối cùng khiến cho hệ thống miễn dịch tấn công chính cơ thể mình, sản sinh ra kháng thể kháng Acetylcholin.

    Nhược cơ tuy là một bệnh không phải là bệnh quá phổ biến trong đời sống, triệu chứng thường nhẹ tuy nhiên có một số người triệu chứng có thể rất nặng nề dẫn đến tử vong. Bài viết này cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quát về bệnh nhược cơ như nhược cơ là gì, cơ chế của bệnh.

                                                                                                                                                  Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang

      Bài viết liên quan