• THUAN VIET PHARMA

    Khó tiêu chức năng: Những điều bạn cần biết!

  • Thứ bảy, 17:08 Ngày 19/09/2020
  • 1. Dấu hiệu của khó tiêu chức năng là gì?

    • Cảm giác nóng rát hoặc khó chịu vùng bụng trên hoặc vùng ngực dưới, giảm khi ăn hoặc dùng thuốc kháng acid.

    • Đầy hơi.

    • Ợ hơi.

    • Ăn mau no.

    • Buồn nôn.

    Có khá nhiều dấu hiệu nhận biết

    Có khá nhiều dấu hiệu nhận biết

    2. Nguyên nhân gây khó tiêu chức năng là 

    Khó tiêu chức năng vẫn chưa rõ nguyên nhân. Nó được xem như một rối loạn chức năng. Nghĩa là không do bệnh lý hoặc rối loạn cụ thể nào gây ra.

    3. Yếu tố nguy cơ của khó tiêu chức năng gồm những gì?

    • Giới nữ.

    • Lớn tuổi.

    • Dùng thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin IB).

    • Hút thuốc lá.

    • Lo âu hoặc trầm cảm.

    • Tiền căn bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục khi còn nhỏ.

    4. Chẩn đoán khó tiêu chức năng bằng cách nào?

    Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân và loại trừ những bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Bao gồm:

    • Xét nghiệm máu. Giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.

    • Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP. Vi khuẩn Helicobacter Pylori (H. pylori) có thể gây viêm loét dạ dày. Xét nghiệm tìm H. pylori bao gồm máu, phân và hơi thở.

    • Nội soi dạ dày. Ống nội soi sẽ được đưa xuống họng để quan sát thực quản, dạ dày và đoạn đầu ruột non (tá tràng). Đồng thời giúp sinh thiết mô tá tràng để xác định tình trạng viêm.

    Cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán khó tiêu chức năng

    Cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán khó tiêu chức năng

    5. Điều trị chứng khó tiêu chức năng như thế nào?

    Khi nào cần điều trị? Khi khó tiêu chức năng kéo dài và không thể kiểm soát được bằng thay đổi lối sống. Tùy thuộc vào triệu chứng khó tiêu mà chọn lựa điều trị phù hợp. Điều trị có thể kết hợp thuốc với liệu pháp hành vi.

    Thuốc

    Các loại thuốc giúp giảm triệu chứng khó tiêu bao gồm:

    • Thuốc giảm đầy hơi. Thuốc chứa simethicone có thể làm giảm khó tiêu bằng cách giảm lượng khí trong ruột.

    • Giảm tiết acid. Bao gồm cimetidine, famotidine và nizatidine.

    • Ức chế bơm proton. Giúp làm ngưng các bơm acid trong tế bào dạ dày. Từ đó giảm lượng acid được tiết ra. Các thuốc này bao gồm lansoprazole, omeprazole và esopremazole.

    • Thuốc tăng trương lực cơ vòng thực quản. Giúp làm trống dạ dày nhanh và làm co thắt cơ vòng giữa thực quản và dạ dày. Giảm triệu chứng đau bụng.

    • Thuốc tăng tốc độ làm trống dạ dày. Thuốc metoclopramine (Reglan) dùng khi dạ dày căng chướng, thức ăn không xuống ruột được. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng với tất cả mọi người và có thể gây tác dụng phụ.

    • Chống trầm cảm liều thấp. Thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc ức chế chọn lọc serotonin (SSRIs) dùng với liều thấp có thể ức chế hoạt động của nơ-ron thần kinh chi phối cơn đau.

    • Kháng sinh. Nếu xét nghiệm thấy có vi khuẩn H. pylori.

    Một số loại thuốc có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị khó tiêu chức năng

    Một số loại thuốc có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị khó tiêu chức năng

    Liệu pháp hành vi

    Giúp làm giảm các triệu chứng không điều trị được bằng thuốc. Nhà trị liệu có thể hỗ trợ các kỹ thuật thư giãn, giảm stress trong cuộc sống để ngăn ngừa chứng khó tiêu tái phát.

    Lối sống

    Thay đổi chế độ ăn

    • Ăn bữa nhỏ thường xuyên hơn. Dạ dày trống đôi khi có thể gây khó tiêu. Nếu dạ dày chỉ chứa acid thì bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhiều hơn.

      • Tập ăn bữa nhẹ như bánh quy hoặc một miếng trái cây.

      • Tránh bỏ bữa.

      • Tránh ăn nhiều, ăn quá no.

      • Thường xuyên ăn bữa nhẹ.

    • Tránh thức ăn gây khó chịu. Một số loại thức ăn có thể gây khó tiêu, chẳng hạn như đồ cay và béo, đồ uống có ga, caffeine và cồn.

    • Nhai chậm và kỹ.

    Giảm căng thẳng trong cuộc sống

    Các kỹ năng giảm stress trong cuộc sống có thể giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn.

    • Dành thời gian làm công việc yêu thích, như chơi thể thao hoặc tiêu khiển.

    • Liệu pháp thư giãn hoặc yoga.

    Khó tiêu chức năng có triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày, chẳng hạn như đau, khó chịu vùng bụng trên, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn. Ngoài ra, nếu bạn có các dấu hiệu cảnh báo như nôn ra máu, tiêu phân đen, khó thở, sụt cân không rõ nguyên nhân – thường do nguyên nhân cấp tính – hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

                                                                                                                                                                           Bác sĩ Vũ Thành Đô

      Bài viết liên quan