Viêm da cơ địa là gì? Cách nào điều trị hiệu quả?
1. Viêm da cơ địa là tình trạng như thế nào?
Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể trạng. Một loại viêm da gây ngứa đỏ, sưng và bị nứt da. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì ai. Đặc biệt, trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị mắc phải. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da mặt, trán, mặt gấp các mi, mu bàn tay, bàn chân.
Ở trẻ em dưới 1 năm tuổi, phần lớn trên cơ thể đều có thể mắc bệnh. Khi trẻ lớn lên, phần đầu gối và trước mặt khuỷu tay là nơi dễ bị nhất. Đối với người lớn, phần tay và chân mới là vùng dễ bị ảnh hưởng nhất trên cơ thể.
Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính. Bệnh có tính bùng phát định kì. Bệnh có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như cơn hen suyễn, dị ứng phấn hoa hay bụi nhà. Ở một vài người, dị ứng với một số thực phẩm cũng có thể dẫn đến viêm da cơ địa. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có các bệnh lý trên thì nguy cơ bị viêm da cơ địa càng cao.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì?
Cho đến hiện nay viêm da cơ địa chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh có thể liên quan đến di truyền, rối loạn hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể. Ngoài ra môi trường sống ô nhiễm làm tổn hại xấu đến da cũng là một nguyên nhân.
Những người sống trong thành phố, tiếp xúc nhiều với khói bụi và môi trường khô rất dễ bị nhiễm bệnh. Tiếp xúc nhiều với các loại mỹ phẩm và hóa chất tẩy rửa có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Trạng thái căng thẳng cũng có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.
3. Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa?
Đặc trưng của viêm da cơ địa là ngứa dai dẳng hoặc dữ dội, càng gãi càng ngứa. Vùng da viêm sẽ ngày một dày lên, sẫm màu, thậm chí bị lở loét. Nguy cơ da bị bội nhiễm vi khuẩn, mưng mủ tăng cao.
Đối với trẻ em, bệnh khiến các bé quấy khóc, ăn ngủ kém. Còn với người lớn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, học tập hàng ngày.
Triệu chứng điển hình của bệnh tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh:
-
Giai đoạn cấp tính: nổi ban đỏ, da bị bong tróc, xuất hiện mụn nước. Có xuất hiện dịch tiết ra từ các vết nứt và xung quanh bị phù nề. Bệnh nhân thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, thường xuất hiện vào ban đêm. Tình trạng kéo dài có thể bị nhiễm khuẩn.
-
Giai đoạn mạn tính: có thể có các đám vảy đỏ, dày, bong vảy và rối loạn sắc tố da. Do bệnh nhân gãy nhiều, nên có thể gây lở loét, bong tróc da và chảy nước màu vàng.
Ở trẻ lớn hoặc những người bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi. Ở người lớn, tổn thương hay gặp đơn thuần ở bàn tay.
4. Biến chứng của bệnh nếu không điều trị kịp thời
Viêm da cơ địa nói chung không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu không điều trị đúng, kịp thời thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh có thể để lại các vết sẹo lớn ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và cấu trúc da sau này.
Bởi vì bệnh này mang tính chất dai dẳng và âm ỉ. Bệnh nhân có cảm giác muốn gãi, càng gãi thì càng ngứa nhiều hơn, da ngày càng dày lên, tình trạng nặng hơn. Đối với trẻ nhỏ có thể làm cho trẻ quấy khóc, ăn kém, ngủ kém và sụt cân.
Một biến chứng quan trọng của viêm da cơ địa là nhiễm trùng da. Việc gãi liên tục gây tổn thương da và chảy máu. Chính những vết thương này làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Nếu viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì điều này có thể tác động tới dây thần kinh, gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian. Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Hơn nữa việc dùng thuốc trong thời kỳ này cho bà mẹ mang bầu cũng khá khó khăn.
Cảm giác ngứa và muốn gãi liên lục có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn rất lớn.
Khi nghi bị viêm da cơ địa, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp thời, tránh để bệnh gây ra biến chứng. Người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí biến chứng.
5. Điều trị viêm da cơ địa như thế nào cho hiệu quả?
Để nhận được kết quả điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất, bạn cần nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Một số loại thuốc có thể được dùng để chữa trị viêm da cơ địa như: kem giảm ngứa, hồi phục da bị tổn thương; kháng sinh; kháng viêm; thuốc điều hòa miễn dịch thoa tại chỗ; thuốc kháng histamin.
Ngoài việc sử dụng thuốc, một số phương pháp khác có thể được sử dụng để hỗ trợ việc điều trị:
-
Lá khế: dùng lá khế rửa sạch, nấu nước tắm hằng ngày có thể làm cho tình trạng viêm da cơ địa thuyên giảm tốt hơn.
-
Lá trầu không: sử dụng 5-10 lá. Rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên vùng da bị bệnh từ 15-30 phút có thể cải thiện tình trạng bệnh.
-
Lá lược vàng: dùng 10 lá lược vàng. Rửa sạch, nấu uống hàng ngày. Lặp lại trong vòng 1 tháng có thể giúp cho tình trạng thuyên giảm đi nhiều.
6. Người bị viêm da cơ địa nên sử dụng thực phẩm như thế nào?
Các loại thực phẩm nên sử dụng như:
-
Cá: nên sử dụng cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích. Các loại cá này giúp bạn kháng viêm tốt hơn.
-
Thực phẩm lên men: sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Cải thiện sức đề kháng hỗ trợ quá trình điều trị.
-
Trái cây và rau củ: rất tốt cho hệ miễn dịch. Chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên rất tốt cho cơ thể.
Có nhiều người bị dị ứng với một số loại thực phẩm thì cần kiêng không sử dụng vì nó có thể làm bùng phát cơn viêm da cơ địa cấp tính.
Viêm da cơ địa là một tình trạng viêm da mạn tính. Nếu biết cách chăm sóc và bảo bệ da, kết hợp tuân thủ điều trị đúng có thể cải thiện tình trạng đáng kể. Viêm da cơ địa tuy khó điều trị nhưng bạn nên cần kiên trì điều trị để có được một làn da khỏe đẹp.