Tin sức khỏe - đời sống
Tổng hợp các thuốc điều trị đau dạ dày
1. Thuốc kháng tiết acid (antacid)
1.1 Thuốc kháng tiết acid là thuốc gì?
-
Đây là một trong những nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phổ biến.
-
Với vai trò điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua, thuốc hoạt động bằng cách trung hòa acid dạ dày. Trong đó, acid dạ dày chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trào ngược, ợ nóng.
-
Các dạng bào chế của nhóm thuốc này: dạng sữa hoặc gel hoặc viên nang.
-
Tuy nhiên, mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ tập trung điều trị triệu chứng và cắt cơn đau.
1.2 Các loại thuốc trong nhóm
1.2.1 Chế phẩm chứa magie
-
Thường được dùng trong trường hợp tăng acid dạ dày.
-
Các triệu chứng: đau bụng, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu…ở những trường hợp CÓ/ KHÔNG bị loét dạ dày và những đối tượng bị trào ngược dạ dày thực quản.
1.2.2 Chế phẩm chứa nhôm
-
Trong thành phần công thức có chứa nhôm hydroxide.
-
Nhôm hydroxide có vai trò trung hòa acid trong dạ dày. Từ đó, giúp thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hóa.
-
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra các tình trạng buồn nôn, chát miệng, táo bón, thậm chí có thể làm giảm phosphat máu.
-
Lưu ý, không dùng thuốc cho trên những đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong công thức của thuốc, người bị giảm phosphat máu, mất nước, viêm ruột thừa,…
>>> Xem thêm: Phosphalugel (nhôm phosphate) là thuốc gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng
1.2.3 Nhóm thuốc phối hợp nhôm và magie
-
Chế phẩm kháng tiết acid có chứa cùng lúc magie và nhôm có khả năng làm giảm triệu chứng như tiêu chảy, táo bón.
-
Tuy nhiên, hạn chế dùng đơn lẻ, đặc biệt trên những người có chức năng thận bị suy giảm (tăng nguy cơ tích lũy magie và nhôm).
1.3 Các tác dụng phụ mà nhóm thuốc này gây ra
-
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu.
-
Magie có thể gây tiêu chảy. Để kiểm soát tình trạng tiêu chảy nên dùng chế phẩm có chứa cùng lúc magie và nhôm.
-
Nhôm có thể gây táo bón. Do đó, để giảm thiểu tình trạng này nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây,..) kết hợp luyện tập thể dục, thể thao.
-
Ngoài ra, có thể làm giảm nồng độ phosphate trong máu. Triệu chứng có thể xảy ra như chán ăn, mệt mỏi, yếu cơ.
-
Chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
-
Một số tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra cần lưu ý như: đi phân đen (có màu hắc-ín), thở nông và chậm, nhịp tim không đều, nhầm lẫn, ngủ sâu, tiểu buốt, nôn mửa trông giống như bã cà phê.
1.4 Các lưu ý khi dùng thuốc
-
Dùng thuốc sau bữa ăn từ 1 – 3 tiếng và nên trước khi đi ngủ.
-
Có nhiều dạng bào chế nhưng với dạng lỏng, bột sẽ có tác dụng hiệu quả hơn dạng rắn nhưng tác dụng thường ngắn hơn.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc người bệnh cúng nên tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi thật hợp lý. Cụ thể:
-
Ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Ưu tiên các loại thức ăn có tác dụng tốt cho dạ dày như cơm, bánh mì, ngũ cốc, trái cây, rau xanh,…
-
Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa và chỉ nên ăn một ít/ bữa.
-
Phải luôn biết cách điều hòa tâm trạng, tránh để cơ thể trong tình trạng stress.
-
Không nên để bụng quá đói hoặc quá no.
-
Tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào hoặc thức ăn nhanh hoặc đồ quá cay, quá nóng vì sẽ dễ gây khó tiêu.
1.5 Một số thuốc có thể tham khảo
2. Thuốc kháng thụ thể Histamin (H2)
2.1 Thuốc kháng histamin H2 là gì?
-
So với thuốc H1 – lựa chọn đầu tay trong điều trị dị ứng thì H2 là một lựa chọn để điều trị tình trạng đau dạ dày.
-
Một số thuốc điển hình như cimetidin, famotidin, ranitidin … được dùng trong điều trị loét dạ dày, tá trang đồng thời giúp điều trị trào ngược dạ dày- thực quản.
-
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc: tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt… Tuy nhiên, thuốc được đánh giá an toàn cho phần lớn người dùng thuốc.
2.2 Một số thuốc kháng H2 và lưu ý
-
Thế hệ đầu tiên của thuốc kháng H2 là cimetidin.
-
Thuốc hoạt động bằng cách ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào bìa dạ dày. Từ đó, ức chế tiết dịch acid cơ bản (khi đói) ngày và đêm của dạ dày. Và tiết dịch acid được kích thích bởi tác nhân khác (thức ăn, histamin, pentagastrin, cafein và insulin).
-
Cimetidin dùng lâu có thể gây rối loạn tinh thần (người già, người suy thận), nhịp tim chậm, hạ huyết áp, tăng nhẹ men gan, vú to ở nam giới.
-
Tiếp theo sau cimetidin là ranitidin – thuốc thế hệ 2.
-
Ranitidin hoạt động theo cơ chế tương tự cimetidin. Tuy nhiên, Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin từ 3 – 13 lần.
-
Tuy ranitidin hiệu quả hơn nhiều cimetidin, nhưng an toàn hơn.
-
Tác dụng phụ chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, ngứa nhưng khi ngừng thuốc thì hết.
Các thuốc sau này ra đời như nizatidin (3), famotidin (4) có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn cimetidin rất nhiều.
2.3 Kết luận
-
Vì thuốc ức chế hoạt động của histamine trên các thụ thể H2 của dạ dày do đó làm giảm độ axit của dạ dày.
-
Đây là một bước đột phá trong điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng. Mặc dù hiện nay, có nhiều thuốc ra đời như PPI có hiệu quả điều trị cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, kháng H2 vẫn tương đối an toàn và rẻ tiền.
>>> Bạn có thể tham khảo bài viết: Những điều cần biết về thuốc điều trị dạ dày Cimetidin
3. Thuốc ức chế bơm proton chống tăng tiết dịch vị
3.1 Đặc điểm của thuốc ức chế bơm proton
-
Đầu tiên, thuốc ức chế bơm proton còn được biết đến tên gọi là PPI.
-
Tiếp theo, đây là một thuốc kê đơn. Do đó, không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị các cơn đau dạ dày mà không có chỉ định của bác sĩ
-
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một nhóm thuốc có tác dụng chính yếu là giảm sản xuất axit dạ dày một cách rõ rệt và lâu dài.
-
Ngoài ra, còn có khả năng vừa giúp ngăn ngừa đồng thời vừa giúp điều trị loét ở tá tràng – dạ dày.
Trong hầu hết các thử nghiệm trực tiếp, PPI đã được chứng minh là vượt trội so với các thuốc chẹn H2.
3.2. Các tác dụng phụ
-
Phản ứng có hại ngắn hạn, mức độ nhẹ và ít gặp: đau đầu, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
-
Ợ chua, ợ nóng do ngừng thuốc đột ngột (hội chứng cai thuốc) nhưng hiếm gặp.
-
Viêm đại tràng giả mạc do nhiễm C. difficile.
-
Gãy xương, tăng nguy cơ gãy xương hông, đốt sống hoặc cổ tay.
-
Dùng lâu dài sẽ làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12, có khả năng gây thiếu máu thứ phát.
-
Rối loạn ion trong máu.
-
Nguy cơ gây tổn thương thận.
3.3. Một số thuốc trong nhóm
4. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
4.1. Sucralfate
-
Đây là một muối nhôm của sulfat disacarid, dùng điều trị loét dạ dày.
-
Thuốc hoạt động bằng cách tạo ra một phức hợp với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét. Sau đó, sẽ làm thành một hàng rào ngăn cản những tác động của acid, pepsin và mật.
-
Ngoài ra, thuốc cũng gắn trên niêm mạc bình thường của dạ dày và tá tràng. Vì thể, nồng độ thấp hơn nhiều so với vị trí loét.
-
Tuy nhiên, thuốc dễ gây ra tình trạng táo bón cùng như ức chế khả năng hấp thu phenytonin và tetracycline. Do đó, không nên dùng thuốc trên người suy thận.
4.2. Bismuth subsalicylate
-
Thuốc có ái lực bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày, còn với niêm mạc dạ dày bình thường thì không có tác dụng này.
-
Tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc có thể làm cho phân hoặc lưỡi có màu sẫm hoặc đen. Thuốc có thể làm biến đổi màu răng nhưng hồi phục.
-
Lưu ý, nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể tăng nếu vượt quá mức liều khuyến cáo (quá liều, ngộ độc, dùng trong thời gian dài hoặc kết hợp với hợp chất khác chứa bismuth).
-
Do đó, không khuyến nghị dùng dài hạn với thuốc này.
Bài viết dưới đây có trình bày về 4 nhóm thuốc trong điều trị đau dạ dày, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Ngoài ra, trong bài có đề cập đến một vài thuốc tiêu biểu để bạn đọc dễ hiểu. Những sản phẩm trong bài viết được trình bày với mục đích y khoa, không mục đích quảng cáo! Hãy đọc hướng dẫn sử dụng thuốc một cách cẩn thận trước khi dùng.