Thuốc tim mạch Ivabradin (Procoralan) và những lưu ý
1. Thuốc ivabradin (Procoralan) là thuốc gì và sử dụng trong trường hợp nào?
1.1 Thuốc ivabradin (Procoralan) hoạt động như thế nào?
-
Ivabradine chủ yếu hoạt động bằng cách làm giảm nhịp tim.
-
Theo cách hoạt động này, Ivabradine giúp kiểm soát và giảm số cơn đau thắt ngực và cải thiện chức năng tim.
1.2. Các chỉ định của ivabradin (Procoralan)
-
Đau thắt ngực ổn định có triệu chứng (gây đau ngực) ở bệnh nhân trưởng thành có nhịp tim ≥ 70 nhịp/ phút.
+ Thuốc được sử dụng ở những bệnh nhân trưởng thành không dung nạp hoặc không thể dùng thuốc chẹn beta (thuốc điều trị bệnh tim).
+ Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng kết hợp với thuốc chẹn beta ở bệnh nhân trưởng thành có tình trạng không được kiểm soát hoàn toàn với thuốc chẹn beta. -
Suy tim mạn tính ở bệnh nhân trưởng thành có nhịp tim ≥ 75 nhịp/ phút.
2. Những đối tượng nào không nên sử dụng thuốc ivabradin (Procoralan)?
-
Mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc.
-
Tần số tim lúc nghỉ < 60 nhịp/phút trước khi điều trị.
-
Sốc tim, nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn chức năng nút xoang, block xoang nhĩ, suy tim cấp hoặc không ổn định, đau thắt ngực không ổn định.
-
Hạ huyết áp nghiêm trọng (< 90/50 mmHg).
-
Suy gan nặng.
-
Tần số tim phụ thuộc hoàn toàn vào máy tạo nhịp.
-
Phối hợp với thuốc như các thuốc kháng nấm nhóm azol (ketoconazol, itraconazol), thuốc kháng sinh macrolide (clarithromycin, erythromycin đường uống, josamycin, telithromycin), thuốc ức chế protease HIV (nelfinavir, ritonavir) và nefazodon.
-
Phụ nữ mang thai, cho con bú và phụ nữ có khả năng có thai không sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp.
3. Cách dùng và liều dùng thuốc ivabradin (Procoralan) để đạt hiệu quả điều trị?
3.1. Cách dùng
-
Thuốc dùng đường uống, 2 lần/ ngày, ví dụ 1 viên vào buổi sáng và một 1 vào buổi tối trong bữa ăn.
-
Nếu quên uống một liều Procoralan thì nên dùng liều tiếp theo như bình thường. Không được uống gấp đôi để bù lại liều đã quên.
-
Vì việc điều trị đau thắt ngực và suy tim mạn tính thường kéo dài suốt đời, bệnh nhân hỏi ý kiến bác sỹ trước khi ngưng sử dụng Procoralan.
3.2. Liều lượng trong các chỉ định chung
Thuốc có hai dạng hàm lượng: 5 mg và 7,5 mg ivabradine
Tùy theo chỉ định và thể trạng bệnh nhân, liều dùng sẽ khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ trong mọi trường hợp.
3.3. Người cao tuổi và bệnh nhân suy gan, suy thận sử dụng thuốc ivabradin (Procoralan) như thế nào?
-
Người cao tuổi (>75 tuổi), nên cân nhắc sử dụng liều thấp hơn người bình thường
-
Bệnh nhân suy thận
+ Không cần hiệu chỉnh liều ở các bệnh nhân suy thận và có độ thanh thải creatinin >15 ml/phút.
+ Hiện chưa có dữ liệu ở các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin <15 ml/phút. Do đó, nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân này. -
Bệnh nhân suy gan
+ Không yêu cầu hiệu chỉnh liều ở các bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ.
+ Nên thận trọng với bệnh nhân suy gan mức độ trung bình.
+ Ngoài ra, chống chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân suy gan nặng. -
Trẻ em: Mức độ hiệu quả và an toàn của ivabradine ở trẻ em <18 tuổi chưa có dữ liệu.
4. Các tác phụ trong quá trình dùng thuốc ivabradin (Procoralan)
-
Mệt mỏi, cơ thể luôn uể oải.
-
Xảy ra tình trạng tăng huyết áp.
-
Chóng mặt, ngất xỉu, tình trạng khó thở ngày càng trầm trọng.
-
Nhịp tim nhanh chậm thất thường, rung tâm nhĩ.
-
Nhức đầu dữ dội.
-
Khó nuốt thức ăn.
-
Khàn tiếng.
-
Dấu hiệu sốc phản vệ (phát ban, nổi mề đay, sưng mặt…).
-
Phù mạch.
5. Lưu ý những thuốc nào để tránh tương tác khi dùng chung với ivabradin (Procoralan)?
-
Quinidin, disopyramid, sotalol, ibutilide, amiodaron (để điều trị rối loạn nhịp tim).
-
Bepridil (để điều trị đau thắt ngực).
-
Một số loại thuốc để điều trị lo âu, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần khác (như pimozid, ziprasidon, sertindol).
-
Mefloquin hoặc halofantrin (thuốc điều trị sốt rét).
-
Pentamidin (một loại thuốc chống ký sinh trùng).
-
Cisaprid (chống lại thực quản dạ dày trào ngược).
-
Erythromycin tiêm tĩnh mạch (một loại kháng sinh).
-
Fluconazol (một loại thuốc chống nấm).
-
Rifampicin (một loại kháng sinh).
-
Barbiturat (đối với khó ngủ hoặc động kinh).
-
Phenytoin (đối với bệnh động kinh).
-
Thảo dược điều trị trầm cảm.
-
Một số loại thuốc lợi tiểu: furosemid, hydrochlorothiazid, indapamid (dùng để trị phù, các tình trạng cao huyết áp).
6. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc ivabradin (Procoralan)
-
Rối loạn nhịp tim: không hiệu quả trong việc điều trị hoặc phòng ngừa rối loạn nhịp tim và có thể không có tác dụng trong trường hợp loạn nhịp nhanh.
-
Bệnh nhân suy tim mạn tính có khiếm khuyết về dẫn truyền tâm thất (block nhánh trái, block nhánh phải) và rối loạn đồng bộ tâm thất nên được theo dõi chặt chẽ.
-
Sử dụng ở các bệnh nhân block nhĩ thất độ 2: không được khuyến cáo.
-
Ở các bệnh nhân có tần số tim thấp: không được khởi trị ở các bệnh nhân đã được điều trị trước đó với tần số tim lúc nghỉ <60 nhịp/phút.
-
Phối hợp với thuốc verapamil hoặc diltiazem: không được khuyến cáo.
-
Suy tim mạn tính: Bệnh suy tim cần phải ở giai đoạn ổn định trước khi cân nhắc điều trị với ivabradine.
-
Đột quỵ: Không khuyến cáo sử dụng ivabradine ngay sau khi đột quỵ do chưa có dữ liệu cho những trường hợp này.
-
Chức năng thị giác: Ivabradine ảnh hưởng đến chức năng võng mạc. Do đó, cần cân nhắc việc ngưng điều trị nếu xảy ra bất kỳ sự suy giảm chức năng thị giác nào. Lưu ý, cần thận trọng ở những bệnh nhân viêm sắc tố võng mạc.
7. Các đối tượng đặc biệt khi dùng thuốc ivabradin (Procoralan)
7.1. Phụ nữ có khả năng có thai
Phụ nữ có khả năng có thai cần sử dụng biện pháp tránh thai thích hợp trong suốt quá trình điều trị.
7.2. Phụ nữ mang thai
-
Không có dữ liệu hoặc dữ liệu hiện có còn giới hạn trong việc sử dụng ivabradine ở phụ nữ mang thai.
-
Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính trên sinh sản.
-
Những nghiên cứu này đã chỉ ra hậu quả gây nhiễm độc thai nhi và quái thai.
-
Những nguy cơ này trên người chưa được biết đến. Do đó, ivabradine là chống chỉ định trong thời gian mang thai.
7.3. Phụ nữ cho con bú:
-
Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy ivabradine được bài tiết qua sữa mẹ. Do đó, ivabradine là chống chỉ định trong thời gian cho con bú.
-
Phụ nữ cần điều trị với ivabradine nên dừng cho con bú, và chọn phương pháp cho con ăn khác.
8. Nếu tôi dùng quá liều ivabradin (Procoralan), tôi nên xử lí thể nào?
8.1. Triệu chứng
Quá liều có thể dẫn đến nhịp chậm nghiêm trọng và kéo dài.
8.2. Cách xử lý
-
Nhịp chậm nghiêm trọng cần được điều trị triệu chứng tại chuyên khoa sâu.
-
Trong trường hợp nhịp chậm kèm theo kém dung nạp về huyết động, có thể cần cân nhắc điều trị triệu chứng, bao gồm thuốc kích thích bêta tiêm tĩnh mạch như isoprenaline.
-
Nếu cần, có thể tạm thời đặt máy tạo nhịp.
9. Trường tôi tự ý ngưng thuốc ivabradin (Procoralan), điều gì sẽ xảy ra?
-
Điều trị đau thắt ngực hoặc tim mãn tính thường là suốt đời, nên thảo luận với bác sĩ trước khi dừng thuốc.
-
Nếu bạn nghĩ rằng tác dụng của ivabradine quá mạnh hoặc quá yếu, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ.
-
Trường hợp có thêm bất kỳ câu hỏi nào về việc sử dụng thuốc, hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.
10. Cách bảo quản
-
Cần giữ thuốc tránh khỏi tầm nhìn và tầm với của trẻ em.
-
Không sử dụng thuốc này sau khi hết hạn. Ngày hết hạn là ngày cuối cùng của tháng và được ghi trên nhãn, bao bì của sản phẩm.
-
Lưu trữ thuốc ở nhiệt độ <30 ° C.
-
Lưu ý, đừng vứt bỏ bất kì thuốc nào vào chất thải sinh hoạt của gia đình. Có thể hỏi thêm dược sĩ cách xử trí để có thể góp phần bảo vệ môi trường.
Thuốc ivabrdine (Procoralan) là thuốc được dùng để điều trị trong các cơn đau thắt ngực hoặc trong các trường hợp suy tim mạn tính. Tuy nhiên, cần tuân thủ chính xác theo liều lượng mà bác sĩ quy định, không dùng quá liều và cũng không được tự ý ngưng thuốc nếu bác sĩ chưa đồng ý. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, bạn sẽ trải qua những tác động không mong muốn. Do đó, hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy có điều gì bất thường để được hỗ trợ kịp thời.