Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Lornoxicam
1. Thuốc Lornoxicam là gì
Thành phần trong công thức thuốc
Hoạt chất
-
Lornoxicam…………………………………………………………………………..8 mg
Tá dược
-
Lactose monohydrat
-
Tinh bột mì
-
Cellulose vi tinh thể 101
-
Povidon K30
-
Natri starch glycolat, Magnesi stearat
-
HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000
-
Titan dioxyd, Talc
-
Candurin silver sheen, Quinolin yellow lake
Lornoxicam (chlortenoxicam) là thuốc kháng viêm không steroid mới (NSAID) của nhóm oxicam. Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt.
Thuốc Lornoxicam hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin (ức chế enzym cyclooxygenase) một phần.
2. Chỉ định của thuốc Lornoxicam
-
Thuốc Lornoxicam giúp điều trị ngắn hạn các cơn đau cấp, mức độ từ nhẹ đến vừa.
-
Ngoài ra, Lornoxicam còn giúp điều trị triệu chứng các chứng đau do viêm xương khớp và viêm đa khớp dạng thấp.
3. Không nên dùng thuốc Lornoxicam nếu
-
Dị ứng với Lornoxicam hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
-
Các đối tượng đã từng bị phản ứng quá mẫn với thuốc kháng viêm không steroid khác, bao gồm acid acetyl salicylic với các triệu chứng như
+ Co thắt phế quản
+ Viêm mũi
+ Phù mạch hoặc nổi mề đay. -
Người bệnh bị bệnh dạ dày – ruột chảy máu, xuất huyết mạch máu não.
-
Tình trạng rối loạn chảy máu và đông máu.
-
Bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc đã từng bị tái phát loét dạ dày
-
Các đối tượng đã từng bị suy gan nặng, suy thận nặng (creatinin huyết thanh > 700 micromol/L).
-
Ngoài ra, không dùng thuốc trên người bệnh bị giảm tiểu cầu hoặc bệnh nhân bị suy tim nặng.
-
Với người bệnh lớn tuổi (> 65 tuổi) và nặng < 50 kg và phẫu thuật cấp.
-
Thận trọng trên phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ.
4. Cách dùng thuốc Lornoxicam hiệu quả
4.1. Cách dùng
-
Nên uống thuốc với nhiều nước.
-
Tránh dùng chung với bữa ăn vì sẽ làm giảm hấp thu thuốc.
4.2. Liều dùng
4.2.1. Thuốc dùng cho bệnh nhân > 18 tuổi
Trong điều trị đau cấp
-
Liều dùng: Uống từ 8 – 16 mg/ ngày. Trường hợp dùng liều 16 mg/ngày thì chia thành 2 liều. Ngoài ra, cũng có thể bắt đầu điều trị với liều 16 mg vào ngày đầu tiên, sau đó dùng 8 mg/ lần x 2 lần/ ngày
-
Sau ngày đầu tiên thì tổng liều hàng ngày tốt nhất là nên ≤ 16 mg.
Điều trị tình trạng viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp:
-
Liều dùng: uống từ 8 – 16 mg/ ngày.
-
Liều duy trì không được vượt quá 16 mg/ ngày.
4.2.2. Trẻ em và thanh thiếu niên
-
Do thông tin về an toàn và hiệu quả của thuốc trong nhóm dân số này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
-
Không khuyến nghị sử dụng thuốc Lornoxicam ở trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi
4.2.3. Đối tượng là người già
-
Không cần thay đổi liều cho bệnh nhân > 65 tuổi, ngoại trừ bệnh nhân suy thận hoặc gan.
-
Tuy nhiên, nên sử dụng Lornoxicam thận trọng cho bệnh nhân cao tuổi vì nguy cơ tác dụng phụ trên tiêu hóa cao hơn so với người trẻ.
4.2.4. Bệnh nhân suy thận
-
Ở những bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình, liều tối đa là 12 mg/ ngày và chia thành nhiều liều.
4.2.5. Người bệnh bị suy gan
-
Ở những bệnh nhân bị suy gan trung bình, liều tối đa là 12 mg/ ngày chia thành nhiều liều.
-
Nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất có thể trong thời gian điều trị ngắn nhất làm giảm thiểu được nguy cơ trải qua tác dụng phụ.
5. Tác dụng phụ
-
Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, tăng tiết mồ hôi, giảm cân, phù nề, dị ứng, suy nhược, tăng cân.
-
Trầm cảm, mất ngủ.
-
Viêm kết mạc, rối loạn thị lực.
-
Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó nuốt, táo bón, viêm dạ dày, khô miệng, viêm miệng
-
Tình trạng trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng có hoặc không có xuất huyết, viêm thực quản, chảy máu trực tràng,..
-
Thiếu máu, bầm máu, thời gian chảy máu kéo dài, giảm tiểu cầu.
-
Tăng men gan
-
Chuột rút ở chân, đau cơ.
-
Đau nửa đầu, dị cảm, lạt miệng, ù tai và run.
-
Khó thở, các triệu chứng của dị ứng ở đường hô hấp trên.
-
Phản ứng da dị ứng như viêm da, đỏ bừng và ngứa, rụng tóc.
-
Rối loạn tiểu tiện.
-
Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, thay đổi huyết áp.
-
Thuốc có nguy cơ gây hại cho thận. Do đó, cần phải theo dõi chức năng thận trong quá trình dùng thuốc
-
Nguy cơ huyết khối tim mạch
6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Lornoxicam
-
Thức ăn có thể làm giảm khả năng hấp thu của Lornoxicam. Do đó, không nên uống trong bữa ăn nếu cần tác dụng nhanh (giảm đau).
-
Cimetidin
-
Thuốc chống đông máu (warfarin)
-
Phenprocoumon
-
Heparin
-
Sulphonylure
-
Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh beta, thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II: giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc này, thuốc chống kết tập tiểu cầu, các chất ức chế chọn lọc serotonin (SSRI), các NSAID khác
-
Corticoid.
-
Liti
-
Methotrexat
-
Digoxin
-
Quinolon
-
Cyclosporin
-
Tacrolimus
-
Pemetrexed
7. Những lưu ý khi dùng thuốc Lornoxicam
-
Nên sử dụng thận trọng ở các bệnh nhân sau:
+ Bệnh nhân suy thận nhẹ (creatinin huyết thanh từ 150 – 300 μmol/l)
+ Suy thận trung bình (creatinin huyết thanh từ 300 – 700 μmol/l).
+ Lưu ý nên ngưng nếu chức năng thận bị suy giảm trong khi điều trị. -
Chức năng thận nên được theo dõi ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật nặng, suy tim, những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc lợi tiểu hoặc kết hợp với các thuốc có thể gây tổn thương thận.
-
Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân có rối loạn đông máu, bệnh nhân suy gan.
-
Điều trị dài hạn (> 3 tháng) thì cần theo dõi chỉ số xét nghiệm huyết học (Hemoglobin), creatinin và enzym gan.
-
Với bệnh nhân > 65 tuổi: cần phải theo dõi chức năng thận và gan. Ngoài ra, cần thận trọng ở những bệnh nhân lớn tuổi đã trải qua phẫu thuật.
-
Xuất huyết đường tiêu hóa, loét hoặc thủng, đôi khi gây tử vong, đã được báo cáo với tất cả các NSAID tại bất kỳ thời điểm điều trị mà không nhất thiết phải có dấu hiệu, cảnh báo hoặc đã từng trải qua phản ứng phụ trên tiêu hóa nghiêm trọng.
-
Trong trường hợp xuất huyết hoặc loét dạ dày ruột xảy ra ở bệnh nhân đang sử dụng Lornoxicam, việc điều trị phải được ngưng lại.
-
Theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân đã bị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình và/hoặc suy tim từ nhẹ đến vừa, người bệnh bị đái tháo đường.
-
Lưu ý, việc sử dụng kết hợp NSAID và heparin trong trường hợp gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng làm tăng nguy cơ tụ máu tủy sống hoặc ngoài màng cứng.
-
Đặc biệt thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có hoặc đã từng bị hen phế quản.
8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt
8.1. Lái xe và vận hành máy móc
-
Thuốc có thể gây tình trạng chóng mặt, buồn ngủ.
-
Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này khi đang sử dụng thuốc không nên lái xe hay vận hành máy móc.
8.2. Phụ nữ có thai
-
Vẫn chưa có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng Lornoxicam ở phụ nữ mang thai, các nghiên cứu trên động vật cho thấy có độc tính với chức năng sinh sản. Do đó, Lornoxicam không nên được dùng trong 3 tháng đầu tiên và thứ hai của thai kỳ
-
Các chất ức chế tổng hợp prostaglandin dùng trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể khiến thai nhi nhiễm độc tim-phổi (đóng sớm ống động mạch và tăng huyết áp phổi), suy giảm chức năng thận có thể tiến triển thành suy thận và do đó làm giảm lượng nước ối.
-
Lưu ý, vào cuối thời kỳ mang thai, các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin có thể khiến người mẹ và thai nhi bị tăng thời gian chảy máu và ức chế sự co bóp tử cung, dẫn đến trì hoãn hoặc kéo dài thời gian chuyển dạ. Do đó, cần chống chỉ định sử dụng Lornoxicam trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
8.3. Phụ nữ cho con bú
-
Vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu về sự bài tiết của Lornoxicam trong sữa mẹ.
-
Tuy nhiên, Lornoxicam được bài tiết trong sữa của những con chuột cho con bú với nồng độ tương đối cao.
-
Do đó, tránh dùng Lornoxicam ở phụ nữ đang cho con bú.
9. Xử trí khi quá liều Lornoxicam
-
Hiện tại, vẫn chưa có trường hợp dùng quá liều nào được báo cáo.
-
Tuy nhiên, có thể dự đoán các triệu chứng sau khi dùng quá liều có thể là
+ Buồn nôn, nôn
+ Chóng mặt
+ Rối loạn thị giác
+ Nặng là mất điều hòa bao gồm cả tình trạng hôn mê, co giật, tổn thương gan, thận và rối loạn đông máu. -
Nên ngưng điều trị trong trường hợp chứng minh được hoặc nghi ngờ quá liều.
-
Lưu ý, vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho Lornoxicam
-
Không thể dùng phương pháp thẩm tách để loại bỏ Lornoxicam.
-
Tập trung điều trị và hỗ trợ triệu chứng cho người bệnh
10. Xử trí khi quên một liều Lornoxicam
-
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
-
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
-
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
11. Cách bảo quản
-
Để thuốc Lornoxicam tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
-
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Lornoxicam ở những nơi ẩm ướt.
-
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Lornoxicam. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên