• THUAN VIET PHARMA

    Những điều cần biết về thuốc Praxilen (naftidrofuryl)

  • Thứ ba, 14:27 Ngày 29/09/2020
  • 1. Thuốc Praxilen (naftidrofuryl) là thuốc gì?

    Praxilen là một thuốc thuộc nhóm có tác dụng giãn mạch máu ngoại biên. Thuốc có tác dụng :

    • Giảm kết tập tiểu cầu (giảm tắc nghẽn).

    • Giãn mạch tăng cường máu lưu thông, cải thiện khả năng lưu thông oxy trong máu.

    2. Chỉ định của thuốc Praxilen 

    thuốc Praxilen (naftidrofuryl)

    Praxilen dùng để điều trị các vấn đề do bệnh tắc động mạch ngoại biên mạn tính gây ra như:

    • Hoại tử mô

    • Chuột rút về đêm

    • Hội chứng Raynaud’s

    • Đau khập khiễng cách hồi

    • Bệnh xanh tím đầu chi (thiếu máu tới chi) và vấn đề về động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

    • Điều trị triệu chứng suy giảm nhận thức và các rối loạn thần kinh cảm giác mãn tính ở người lớn tuổi (trừ trường hợp bị bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác).

    3. Hướng dẫn dùng thuốc Praxilen 

    Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà người bệnh có thể dùng liều khác nhau.

    • Vấn đề về mạch máu ngoại biên: dùng từ 1 – 2 viên một lần, ngày 3 lần. Mỗi đợt điều trị như vậy kéo dài ít nhất 3 tháng tùy theo đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân. (liều cao nhất là 600 mg naftidrofuryl/ngày).

    • Suy giảm nhận thức và thần kinh cảm giác ở người lớn tuổi: dùng mỗi lần 1 viên (200mg), ngày 2 lần.

    Bạn nên uống nguyên viên không nhai với nhiều nước (tối thiểu là 1 ly nước).

    Thuốc Praxilen không nên sử dụng cho trẻ em, những người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, có tiền sử bị tăng oxalat niệu hoặc bị tái phát sỏi thận.

    4. Lưu ý khi dùng thuốc Praxilen (naftidrofuryl)

    thuốc Praxilen (naftidrofuryl)

    • Không dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp

    • Nếu bạn uống thuốc mà không uống nước trước khi đi ngủ có thể gây viêm thực quản.

    • Cần uống nhiều nước khi dùng thuốc do thuốc có thể làm thay đổi thành phần nước tiểu, nguy cơ hình thành sỏi thận.

    • Các trường hợp bị galactose huyết hoặc hội chứng rối loạn hấp thu glucose – galactose, thiếu lactase thì không được sử dụng thuốc Praxilen.

    Hiện chưa có báo cáo về tương tác giữa thuốc khác với Praxilen. Tuy nhiên bạn cần thông báo cho bác sĩ những thuốc bạn đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc khi chỉ định điều trị.

    5. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

    Chỉ định điều trị của Praxilen là những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Chưa có cơ sở nghiên cứu mức độ an toàn trên phụ nữ có thai và cho con bú vì vậy không nên sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng đặc biệt này.

    6. Tác dụng không mong muốn của thuốc Praxilen (naftidrofuryl)

    Cũng như các thuốc khác khi sử dụng Praxilen, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:

    • Da: gây mẩn ngứa trên da.

    • Hệ tiêu hóa: bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau thượng vị. Đặc biệt nếu bạn dùng thuốc trước khi đi ngủ mà không uống nước. Vì thuốc có thể bị mắc kẹt ở cổ họng gây viêm thực quản.

    • Vấn đề ở thận và niệu đạo: có thể gặp phải là sỏi thận, song cũng rất hiếm khi xảy ra.

    • Tác động gan: Ảnh hưởng tới chức năng gan, nhưng với tần suất rất thấp.

    Nhìn chung các tác dụng phụ của thuốc khá ít cũng khi ít khi gặp phải. Tuy nhiên nếu như bạn thấy bất cứ triệu chứng lạ xuất hiện khi dùng thuốc. Lúc cần báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết để có xử lý kịp thời.

    Trường hợp dùng thuốc quá liều có thể làm giảm dẫn truyền tim hoặc các cơn co giật có thể xảy ra. Bạn cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

    7. Cách bảo quản thuốc 

    thuốc Praxilen (naftidrofuryl)

    Để nơi khô ráo thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 25oC.

    Giá bán tại các nhà thuốc vào khoảng 125.000 đồng/ hộp / 20 viên.

    Các biến chứng do tắc nghẽn mạch máu rất đa dạng và nghiêm trọng. Bạn không nên chủ quan tự ý mua thuốc mà cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nặng nề hơn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức cần thiết cho bạn về thuốc Praxilen.

                                                                                                                                               Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

      Bài viết liên quan