Tin tức & sự kiện
Những điều cần biết về thuốc điều trị chóng mặt Betaserc (betahistine)
1. Thuốc Betaserc (betahistine) là gì?
Betarserc có nhiều dạng hàm lượng khác nhau. Tuy nhiên hoạt chất chính là betahistine dihydrochloride.
- Betaserc 8mg có chứa 8mg betahistine dihydrochloride.
- Betaserc 16mg có chứa 16mg betahistine dihydrochloride.
- Và Betaserc 24mg có chứa 24mg betahistine dihydrochloride.
Tá dược
- Cellulose vi tinh thể
- Manitoulin (E421)
- Acid citric monohydrate
- Silica khan dạng keo
- Bột talc
2. Chỉ định của thuốc Betaserc (betahistine)
Thuốc giúp điều trị hội chứng Méniere bao gồm các tình trạng sau
- Hoa mắt chóng mặt kèm buồn nôn/nôn
- Cảm giác khó khăn khi nghe hoặc mất thính giác.
- Ù tai
Ngoài ra, Betaserc còn giúp điều trị triệu chứng chóng mặt do tiền đình.
3. Trường hợp không nên dùng Betaserc
- Dị ứng với hoạt chất betahistine hoặc dị ứng với bất kỳ tá dược nào có trong công thức của thuốc.
- Ngoài ra, nếu người bệnh bị u tuyến thượng thận như u tế bào ưa crom thì không nên dùng thuốc
4. Hướng dẫn sử dụng Betaserc (betahistine)
4.1. Cách dùng
- Thuốc dùng theo đường uống.
- Dùng thuốc với một cốc nước có dung tích khaongr 250 – 350 ml.
4.2. Liều dùng
Người lớn
Với thuốc có hàm lượng 8 mg và 16 mg thì
- Liều cho người lớn: 24 – 48mg/ ngày
- Nên chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Viên nén 8mg | Viên nén 16mg |
1 – 2 viên x 3 lần/ ngày | ½ – 1 viên x 3 lần/ ngày |
Với Betaserc có hàm lượng 24mg:
- Đối tượng dùng là người lớn
- Liều dùng 48mg/ ngày
- Nên chia làm nhiều lần uống/ ngày. Cụ thể, uống 1 viên x 2 lần/ ngày.
Trẻ em
- Không khuyến nghị dùng cho trẻ em< 18 tuổi vì chưa đầy đủ nghiên cứu đánh giá an toàn cũng như hiệu lực của thuốc trên đối tượng này.
Người già
- Mặc dù vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về sử dụng thuốc Betaserc trên đối tượng bệnh nhân này.
- Tuy nhiên, một số các kinh nghiệm ở giai đoạn sau marketing cho thấy không cần thiết hiệu chỉnh liều ở đối tượng bệnh nhân này.
5. Tác dụng phụ của thuốc Betaserc (betahistine)
- Phổ biến nhất khi dùng là triệu chứng nôn và khó tiêu.
- Ngoài ra, thuốc còn tác động lên thần kinh trung ương gây đau đầu
- Rối loạn hệ miễn dịch
- Dị ứng bao gồm các phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây khó thở, sưng tấy vùng mặt và cổ, hoa mắt chóng mặt.
- Đau dạ dày nhẹ (nôn, đau dạ dày-ruột, sưng và phồng rộp bất thường).
- Gây rối loạn trên da và mô mỡ dưới da
- Nghiêm trọng hơn, trong một số trường hợp rất hiếm, có gặp những phản ứng quá mẫn cảm ở da đặc biệt khởi phát sưng đột ngột (phù thần kinh) ở cổ hoặc tay chân, mày đay, phát ban và ngứa.
6. Tương tác thuốc khi dùng chung với Betaserc (betahistine)
- Thuốc ức chế enzym monoamine oxidase (IMAO)
- Các thuốc kháng histamine
Trên đây chỉ là một số thuốc có thể gây tương tác đã được biết. Nếu đang hoặc chuẩn bị sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, hãy thông báo cho bác sĩ để có thể được tư vấn dùng thuốc hiệu quả.
7. Lưu ý khi dùng Betaserc (betahistine)
- Đối với bệnh nhân bị hen phế quản hoặc đã từng bị loét dạ dày: phải có bác sĩ chuyên gia theo dõi và quan sát cẩn thận.
- Betaserc gây tác động lên thần kinh trung ương nên có thể gây đau đầu và chóng mặt. Ngoài ra, chỉ định chính của Betaserc là điều trị những triệu chứng chóng mặt do bệnh Meniere hoặc do tiền đình. Do đó, cần thận trọng khi dùng thuốc ở những đối tượng đòi hỏi khả năng tập trung làm việc cao độ.
8. Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc
8.1. Phụ nữ mang thai
- Chưa có đầy đủ nghiên cứu đánh giá độ an toàn khi dùng thuốc Betaserc trên đối tượng này.
- Do đó, không nên tự ý dùng thuốc mà phải hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận trước khi dùng.
8.2. Phụ nữ cho con bú
- Hiện vẫn chưa rõ sự bài tiết của betahistine qua sữa mẹ.
- Ngoài ra, vẫn chưa có những nghiên cứu trên động vật về sự bài tiết của betahistine qua sữa.
- Tuy nhiên, không nên khuyến cáo dùng thuốc trong suốt thời kỳ cho cón bú. Trong trường hợp cần thiết cần cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng.
8.3. Lái xe
- Thuốc có thể gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
- Do đó, không nên sử dụng thuốc Betaserc trên những đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như trên các đối tượng lái xe hoặc vận hành sử dụng máy móc.
9. Xử trí khi quá liều Betaserc
9.1. Triệu chứng quá liều
- Trường hợp quá liều xảy ra với tần số rất ít.
- Các triệu chứng xuất hiện từ nhẹ tới trung bình
+ Buồn nôn
+ Buồn ngủ
+ Đau bụng khi uống các liều tới 640mg. - Nghiêm trọng hơn bao gồm các tình trạng co giật và các biến chứng về phổi và tim trong các trường hợp có tình uống quá liều hoặc khi dùng phối hợp với các thuốc khác cũng dùng quá liều.
9.2. Điều trị quá liều
- Hiện tại, vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
- Do đó, nên ưu tiên thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị các triệu chứng để phục hồi các chức năng của người bệnh đồng thời tránh các biến chứng sau quá liều.
10. Xử trí khi quên một liều Betaserc
- Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
- Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
- Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
11. Cách bảo quản thuốc Betaserc (betahistine)
- Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30 ºC.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Betaserc. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên