Những điều cần biết về thuốc chống trầm cảm Amitriptylin
Mục lục 1. Thuốc Amitriptylin là gì? 2. Chỉ định của thuốc Amitriptylin 3. Trường hợp không nên dùng Amitriptylin 4. Hướng dẫn sử dụng Amitriptylin 5. Tác dụng phụ của thuốc Amitriptylin 6. Tương tác thuốc khi dùng chung Amitriptylin 7. Lưu ý khi dùng thuốc Amitriptylin 8. Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc 9. Xử trí khi quá liều Amitriptylin 10. Xử trí khi quên một liều Amitriptylin 11. Cách bảo quản Amitriptylin |
1. Thuốc Amitriptylin là gì?
- Amitriptylin là thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm giảm lo âu và có tác dụng an thần.
- Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tái nhập các monoamin, serotonin và noradrenalin ở các tế bào thần kinh amin đơn.
- Ngoài ra, với tác dụng ức chế tái nhập noradrenalin và serotonin được coi là có liên quan đến tác dụng chống trầm cảm của thuốc.
- Không những vậy, amitriptylin cũng có tác dụng kháng cholinergic ở cả thần kinh trung ương và ngoại vi.
2. Chỉ định của thuốc Amitriptylin
- Thuốc giúp điều trị trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh nghĩa là tình trạng loạn thần.
- Ngoài ra, thuốc còn giúp điều trị chọn lọc một số trường hợp tiểu dầm ban đêm ở trẻ em lớn (sau khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các trắc nghiệm thích hợp).
- Không những vậy, amitriptyllin còn giúp điều trị trong đau dây thần kinh.
3. Trường hợp không nên dùng Amitriptylin
- Dị ứng với amitriptylin hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
- Không dùng amitriptyllin trong giai đoạn hồi phục ngay sau nhồi máu cơ tim.
- Trên đối tượng bị suy giảm chức năng gan nặng thì không nên dùng amitriptyllin để điều trị.
- Ngoài ra, không dùng cho trẻ <12 tuổi vì vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu đánh giá về tác dụng cũng như độ an toàn trên đối tượng này.
4. Hướng dẫn sử dụng Amitriptylin
4.1. Cách dùng
- Thuốc có thể dùng theo đường uống hoặc theo đường tiêm.
- Trường hợp nếu không dùng được đường uống lúc bắt đầu điều trị thì có thể dùng theo đường tiêm bắp. Tuy nhiên, ngay khi có thể dùng đường uống thì hãy chuyển dạng dùng.
- Phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm tình trạng trầm cảm tăng lên, xuất hiện ý đồ tự sát, có thay đổi bất thường về hành vi, nhất là vào lúc bắt đầu trị liệu hoặc mỗi khi thay đổi liều.
- Lưu ý, nên bắt đầu với liều thấp và tăng liều từ từ.
4.2 Liều dùng
Người lớn
- Liều ban đầu cho người bệnh ngoại trú
+ 75 mg/ngày, chia 3 lần/ ngày. Nếu cần có thể tăng đến 150 mg/ngày.
+ Liều tăng được ưu tiên dùng buổi chiều hoặc buổi tối.
+ Tác dụng giải lo và an thần xuất hiện rất sớm
+ Còn tác dụng chống trầm cảm có thể trong vòng 3 – 4 tuần điều trị, thậm chí nhiều tuần sau mới thấy được. - Liều duy trì ngoại trú:
+ 50 – 100 mg/ngày.
+ Với người bệnh thể trạng tốt, <60 tuổi, liều có thể tăng lên đến 150 mg/ngày/ lần vào buổi tối.
+ Khi đã đạt tác dụng đầy đủ và tình trạng bệnh đã được cải thiện, nên giảm liều xuống đến liều thấp nhất có thể được để duy trì tác dụng.
+ Tiếp tục điều trị duy trì 3 tháng hoặc lâu hơn để giảm khả năng tái phát.
+ Cần thực hiện ngừng điều trị dần từng bước và theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ tái phát.
Trẻ em
- Tình trạng trầm cảm: Không nên dùng thuốc cho trẻ em <12 tuổi
- Đái dầm ban đêm ở trẻ lớn
+ Liều gợi ý cho trẻ 6 – 10 tuổi: 10 – 20 mg uống lúc đi ngủ
+ Trẻ >11 tuổi: 25 – 50 mg uống trước khi đi ngủ.
+ Điều trị không được kéo dài quá 3 tháng.
Đau dây thần kinh
- Dùng thuốc theo đường uống
- Đối tượng là người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi
- Liều đầu tiên uống 10 mg buổi tối, tăng dần nếu cần tới khoảng 75 mg/ ngày.
5. Tác dụng phụ của thuốc Amitriptylin
- An thần quá mức, mất định hướng, ra mồ hôi, tăng thèm ăn, chóng mặt, nhức đầu.
- Nhịp nhanh, hồi hộp, thay đổi điện tâm đồ, blốc nhĩ – thất, hạ huyết áp thế đứng.
- Giảm tình dục, khiến liệt dương.
- Buồn nôn, táo bón, khô miệng, thay đổi vị giác.
- Khó điều tiết, mờ mắt, giãn đồng tử.
- Tăng huyết áp
- Phù mặt, phù lưỡi.
- Hưng cảm, hưng cảm nhẹ, khó tập trung, lo âu, mất ngủ, ác mộng.
- Bí tiểu tiện.
- Tăng nhãn áp. Ù tai.
- Mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- To vú ở đàn ông, sưng tinh hoàn, tăng tiết sữa.
- Tiêu chảy, liệt ruột, viêm tuyến mang tai.
- Rụng tóc, mày đay, ban xuất huyết, mẫn cảm với ánh sáng.
- Vàng da, tăng transaminase.
- Cơn động kinh, rối loạn vận ngôn, triệu chứng ngoại tháp.
- Ảo giác (người bệnh tâm thần phân liệt), tình trạng hoang tưởng (người bệnh cao tuổi).
6. Tương tác thuốc khi dùng chung Amitriptylin
- Thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO)
- Phenothiazin
- Các thuốc chống đông
- Physostigmin
- Levodopa
- Cimetidin
- Clonidin, guanethidin hoặc guanadrel
- Acetazolamid, amilorid, ether, furosemid, halothan, hydralazin, hydroclorothiazid, ketamin, methyldopa, natri nitroprusiat, nitơ oxyd, reserpin, spironolacton, thiopental.
- Thuốc chống động kinh.
7. Lưu ý khi dùng thuốc Amitriptylin
- Lưu ý trên người bệnh đã từng bị động kinh; tình trạng bí tiểu và phì đại tuyến tiền liệt
- Ngoài ra, còn cần thận trọng trên người bệnh bị suy giảm chức năng gan; tăng nhãn áp góc hẹp; bệnh tim mạch; cường giáp hoặc đang điều trị với các thuốc tuyến giáp, u tế bào ưa crom, suy gan.
- Phải ngừng dùng thuốc ức chế men monoamin oxidase này ít nhất 14 ngày mới được bắt đầu điều trị bằng amitriptylin.
8. Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc
8.1. Phụ nữ mang thai
- Các thuốc chống trầm cảm ba vòng qua được nhau thai.
- Amitriptylin gây an thần và bí tiểu tiện ở trẻ sơ sinh.
- Vì vậy trong ba tháng cuối thai kỳ, chỉ được dùng amitriptyllin với chỉ định nghiêm ngặt và cần cân nhắc lợi ích của người mẹ và nguy cơ cho thai nhi.
8.2. Phụ nữ cho con bú
- Amitriptylin và các chất chuyển hóa có hoạt tính được bài tiết vào sữa mẹ với lượng có thể ảnh hưởng đáng kể cho trẻ em ở liều điều trị.
- Cần phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
9. Xử trí khi quá liều Amitriptylin
Triệu chứng quá liều
- Ngủ gà, lú lẫn, co giật (động kinh)
- Mất tập trung
- Giãn đồng tử
- Rối loạn nhịp tim, ảo giác, kích động, thở nông, khó thở, yếu mệt, nôn, khô miệng.
Xử trí quá liều thì chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ
- Rửa dạ dày: Dùng than hoạt tính dưới dạng bùn nhiều lần;
- Duy trì chức năng hô hấp, tuần hoàn và thân nhiệt;
- Theo dõi chức năng tim mạch, ghi điện tâm đồ, theo dõi chặt chẽ nhịp tim (ít nhất 5 ngày);
- Điều trị loạn nhịp: Dùng lidocain, kiềm hóa máu tới pH 7,4 – 7,5 bằng natri hydrocarbonat tiêm tĩnh mạch.
- Xử trí co giật bằng cách dùng diazepam, lorazepam theo đường tĩnh mạch.
10. Xử trí khi quên một liều Amitriptylin
- Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
- Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
- Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
11. Cách bảo quản Amitriptylin
- Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30 ºC.
- Thông tin hạn dùng được trình bày đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Do đó, hãy kiểm tra cẩn thận thông tin và không nên dùng nếu thuốc đã hết hạn.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc trầm cảm Amitriptylin. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên