• THUAN VIET PHARMA

    Hé lộ 9 lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol

  • Thứ hai, 09:45 Ngày 06/06/2022
  • Paracetamol là thuốc gì?

    Paracetamol (acetaminophen) là thuốc thuộc nhóm giảm đau và hạ sốt. Cơ chế hoạt động của thuốc paracetamol chưa được biết chính xác.

    Paracetamol giúp làm giảm thân nhiệt ở người đang bị sốt, hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người đang bình thường. Với liều điều trị, paracetamol ít gây tác động đến hệ tim mạch, hô hấp, không gây loét hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng aspirin.

    Thuốc Paracetamol

    Thuốc Paracetamol

    Tác dụng Paracetamol

    Paracetamol có công dụng giảm đau, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như:

    • Điều trị các cơn đau bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, đau dữ dội ở dây thần kinh, đau lưng, đau răng, đau họng, đau khi tời kỳ kinh nguyệt;

    • Giảm triệu chứng đau do bong gân, căng thẳng, đau do thấp khớp, đau thắt lưng và đau chân, đau cơ, đau nhức cơ bắp, sưng khớp và cứng khớp.

    • Thuốc paracetamol giảm đau trong bệnh viêm khớp nhẹ nhưng không có tác dụng đối với tình trạng viêm và sưng cơ bản của khớp.

    • Sốt và cảm lạnh.

    1. Đối với người già, người trưởng thành và trẻ em > 16 tuổi:

    • Uống 1-2 viên cách mỗi 4-6 giờ khi có đau, sốt.

    • Đối với người bình thường, không mắc bệnh gan thận: chỉ sử dụng tối đa 4g tương đương 8 viên/ ngày (trong vòng 24 giờ). Không sử dụng quá liều lượng tối đa trong ngày vì khả năng gây ngộ độc của thuốc.

    2. Trẻ em 10 – 15 tuổi:

    Liều tối đa là 2 g ở trẻ tương đương với 4 viên/ ngày (trong vòng 24 giờ).

    3. Trẻ em < 10 tuổi:

    Liều dùng cho trẻ em cần được tính toán thận trọng. Sử dụng với liều lượng theo dõi theo quy định của bác sĩ.

    Liều đặt viên đạn đặt trực tràng theo Dược thư 2018:

    • Sơ sinh 28 – 32 tuần tuổi chỉnh theo tuổi thai: 20 mg/kg, dùng một liều duy nhất, sau đó cách 12 giờ dùng 10-15 m/kg cân nặng nếu cần thiết. Liều tối đa là 30 mg/kg/ngày.

    • Sơ sinh > 32 tuần chỉnh theo tuổi thai: Liều ban đầu là 20 mg/kg, sau đó cách 8 giờ dùng 10-15 mg/kg cân nặng nếu cần thiết, tối đa là 60 mg/kg/ngày.

    • Trẻ 1-3 tháng tuổi: 30 – 60 mg/lần, cách 8 giờ dùng lại nếu cần thiết.

    • Trẻ 3 tháng – 1 tuổi: 60 – 125 mg/lần. 1-5 tuổi: 125 -250 mg/lần; 5 – 12 tuổi: 250 – 500 mg/lần.

    4. Liều dùng paracetamol cho trẻ em theo Dược thư 2018

    Sơ sinh 28 – 32 tuần chỉnh theo tuổi thai

    20 mg/kg một liều duy nhất; sau đó 10 – 15 mg/kg, cách đó 8 – 12 giờ nếu thật cần thiết. Dùng tối đa 30 mg/kg/ngày.

    Sơ sinh trên 32 tuần chỉnh theo tuổi thai

    20 mg/kg một liều duy nhất; sau đó, 10 – 15 mg/kg cách 8 – 12 giờ nếu cần; tối đa 60 mg/kg/ngày, chia thành nhiều liều nhỏ.

    Trẻ em 1 – 3 tháng tuổi

    30 – 60 mg, uống nhắc lại sau 8 giờ nếu cần.

    Trẻ em 3 – 6 tháng tuổi

    60 mg

    Trẻ em 6 tháng – 2 tuổi

    120 mg

    Trẻ em 2 – 4 tuổi

    180 mg

    Trẻ em 4 – 6 tuổi

    240 mg

    Trẻ em 6 – 8 tuổi

    240 – 250 mg

    Trẻ em 8 – 10 tuổi

    360 – 375 mg

    Trẻ em 10 – 12 tuổi

    480 – 500 mg

    Trẻ em 12 – 16 tuổi

    480 – 750 mg

    Trẻ em 16 – 18 tuổi

    500 mg – 1 g

    • Các liều cho trẻ từ 3 tháng – 18 tuổi có thể nhắc lại sau 4 – 6 giờ nếu cần, tối đa 4 liều/24 giờ.

    Lưu ý: ở người có bệnh gan nên sử dụng một cách THẬN TRỌNG.

    Các loại Paracetamol

    Thuốc paracetamol có nhiều dạng bào chế, ví dụ như:

    • Paracetamol 500 mg dưới dạng viên nén, viên sủi

    • Thuốc bột để pha hỗn dịch uống

    • Dung dịch uống

    • Viên nhai với các hàm lượng 80 mg, 100 mg, 160 mg

    • Thuốc đạn đặt hậu môn với các hàm lượng paracetamol 80 mg, 120 mg, 125 mg, 150 mg, 30 mg, 325 mg, 650 mg.

    Dạng thường dùng nhất của paracetamol ở người lớn là dạng viên uống. Các lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol theo Dược thư Việt Nam 2018:

    • Đối với người bệnh không nuốt được nguyên viên thuốc, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng; tuy nhiên liều đặt cần thiết có thể phải cao hơn liều uống để đạt hiệu quả.

    • Nếu sử dụng dạng dung dịch treo, lắc kỹ trước khi dùng.

    • Không tự điều trị sốt trường hợp sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.

    Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Paracetamol?

    Mặc dù paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến, tương đối không độc ở liều điều trị. Bạn vẫn cần biết một số lưu ý khi sử dụng thuốc này.

    • Luôn giữ lại tờ hướng dẫn sử dụng, phòng trường hợp cần đọc lại nếu chưa rõ một vấn đề nào đó.

    • Không chia thuốc với bất kì ai, dù người đó có cùng triệu chứng bệnh. Vì có một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc này.

    Không sử dụng Paracetamol trong trường hợp:

    Dị ứng với Paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.

    Dùng cùng lúc với bất kì chế phẩm nào khác có chứa Paracetamol (viên đặt hậu môn, viên sủi) vì có thể làm tăng hàm lượng và gây độc.

    Những điều đặc biệt cần lưu ý trước khi dùng thuốc:

    Đề cập ngay cho bác sĩ:

    Nếu đang mắc bệnh suy thận hoặc bệnh về gan bao gồm bệnh gan do rượu không do xơ gan.

    Đặc biệt, cần đề cập với bác sĩ nếu đang dùng các thuốc sau:

    • Thuốc chống đông máu: warfarin;

    • Kháng sinh: chloramphenicol;

    • Thuốc kiểm soát cơn nôn và buồn nôn: metaclopramide, domperidone;

    • Thuốc kiểm soát lipid nồng độ cao: colestyramine.

    Tác dụng phụ của Paracetamol

    Mặc dù đây là thuốc khá phổ biến và an toàn khi sử dụng đúng cách. Một số người vẫn có thể bị một số các tác dụng phụ. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như:

    • Khó thở;

    • Xuất hiện cảm giác bỏng rát và ngứa châm chích ở da;

    • Phù nề mặt, cổ họng;

    Cần ngừng thuốc và liên hệ bác sĩ/dược sĩ nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng này.

    Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Paracetamol?

    • Trình bày với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc có dự định có thai hoặc đang cho con bú.

    • Trong trường hợp cần sử dụng trong lúc mang thai, nên sử dụng paracetamol ở liều thấp nhất có thể nhưng đảm bảo hiệu quả giảm đau cũng như hạ sốt và sử dụng trong thời gian càng ngắn càng tốt. Và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

    • Nếu các cơn đau và sốt vẫn không giảm sau khi dùng thuốc hoặc định dùng thuốc thường xuyên, gọi bác sĩ để được tư vấn, không nên tự ý dùng tăng liều thuốc paracetamol.

    Xử lý khi quá liều và dị ứng Paracetamol

    Quá liều Paracetamol

    • Dù cơ thể không xuất hiện triệu chứng gì bất thường, vẫn gọi ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời, bởi nếu trì hoãn thời gian cấp cứu sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng.

    • Nếu người bệnh hoặc bất kì ai uống cùng lúc nhiều viên thuốc, hoặc nếu biết một đứa trẻ có nuốt bất kỳ viên thuốc nào trong số này, gọi ngay cho bác sĩ/ dược sĩ hoặc khoa cấp cứu bệnh viện ngay lập tức để xử lý kịp thời.

    • Luôn mang theo thuốc bên mình, thậm chí cả hộp thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng nhằm giúp việc đánh giá dễ dàng hơn.

    Dị ứng Paracetamol

    Trên thực tế dị ứng paracetamol không phổ biến. Một số triệu chứng dị ứng paracetamol như nổi mề. Cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp ngay bác sĩ.

    Trường hợp quên liều Paracetamol

    Lưu ý: không gấp đôi liều dùng để bù lại vì không những không làm tăng hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ gặp tác động có hại đối với gan của bạn.

    Cách bảo quản

    • Nhiệt độ bảo quản < 25ºC.

    • Không sử dụng thuốc quá hạn (đã được thông tin trên bao bì chế phẩm).

    Paracetamol là thuốc được sử dụng nhiều với mục đích làm cơn đau thuyên giảm và hạ sốt. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở hoặc các triệu chứng gây nguy hại nhưng không được đề cập ở mục trên. Liên hệ ngay cho nhân viên y tế hoặc khoa cấp cứu bệnh viện để được cấp cứu kịp thờ

      Bài viết liên quan