Tim mạch - Huyết áp
Giá bán: Liên hệ
- Xuất xứ: Việt Nam
- Tình trạng: Còn hàng
Tên thuốc gốc: |
|
Thương hiệu: |
Domesco |
Xuất xứ thương hiệu: |
Việt Nam |
Quy cách: |
Hộp 1 vỉ x 30 viên |
Thành phần của ‘Dorover Plus’
-
Dược chất chính: Perindopril
-
Loại thuốc: Thuốc tim mạch, huyết áp
-
Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén 4 mg
Công dụng của ‘Dorover Plus’
Thuốc được chỉ định để điều trị cho các trường hợp: tăng huyết áp, suy tim sung huyết.
Liều dùng của ‘Dorover Plus’
Cách dùng
Perindopril thường được cho uống một lần vào buổi sáng.
Liều dùng
-
Liều khuyến nghị là 4mg, uống một lần vào buổi sáng, nếu cần sau một tháng điều trị có thể tăng lên 8mg uống một lần.
-
Ðối với người bệnh cao tuổi, nên bắt đầu điều trị với liều 2mg uống buổi sáng, nếu cần sau một tháng điều trị có thể tăng lên 4mg.
-
Trường hợp có suy thận, liều perindopril được điều chỉnh theo mức độ suy thận, dựa vào mức độ thanh thải creatinin, được tính dựa trên creatinin huyết tương, theo biểu thức Cockroft.Clcr = (140 tuổi) x trọng lượng (kg): 0,814 x creatinin huyết tương (micromol/ l) (x 0,85 nếu là nữ): Độ thanh thải creatinin từ 30 đến 60ml/ phút: 2mg/ ngày; từ 15 đến 30ml/ phút: 2mg mỗi 02 ngày; <15ml/ phút: 2mg vào ngày thẩm phân.
-
Liều lượng trong suy tim sung huyết: Bắt đầu điều trị với liều 2mg, uống buổi sáng. Liều hữu hiệu thường dùng điều trị duy trì là từ 2mg đến 4mg, mỗi ngày uống một lần. Ðối với người bệnh có nguy cơ (xem phần thận trọng), nên bắt đầu điều trị với liều 1mg, uống một lần vào buổi sáng.
Làm gì khi dùng quá liều?
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ của ‘Dorover Plus’
Ho, đau đầu, yếu ớt, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng, khó nuốt hoặc khó thở, lâng lâng, ngất xỉu, sốt, đau họng, ớn lạnh và các dấu hiệu nhiễm trùng khác, rối loạn nhịp tim. Perindopril có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
Lưu ý của ‘Dorover Plus’
Thận trọng khi sử dụng
Trước khi dùng perindopril, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với perindopril, benazepril (Lotensin), captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), fosinopril (Monopril), lisinopril (Prinivil, Zestril), moexipril (Univasc), quinapril ( Accupril), ramipril (Altace), trandolapril (Mavik) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các dược phẩm bạn đang sử dụng. Nói với bác sĩ nếu bạn có bệnh tiểu đường, đang chạy thận, nếu có hoặc đã từng có suy tim; lupus (SLE); xơ cứng bì; sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân và / hoặc cẳng chân (phù mạch); bệnh thận hoặc bệnh gan. Nếu bị tiêu chảy, nôn mửa, không uống đủ nước và ra mồ hôi nhiều có thể gây tụt huyết áp, choáng váng và ngất xỉu.
Phụ nữ có thai: Một vài quan sát riêng rẽ ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu dùng perindopril cho thấy không gây quái thai ngoại trừ một vài trường hợp dị dạng vòm sọ có liên quan đến việc dùng lâu dài thuốc ức chế men chuyển trong thời gian mang thai. Dùng thuốc trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nhất là nếu tiếp tục cho đến khi sinh dễ có nguy cơ gây giảm chức năng thận của bào thai, đôi khi kèm theo thiểu ối, suy thận ở trẻ sơ sinh, hạ huyết áp và tăng kali huyết, thậm chí vô niệu (có hồi phục hoặc không). Nguy cơ gây dị dạng là rất thấp, không cần thiết phải phá thai khi tình cờ phát hiện có thai trong khi đang điều trị, tuy nhiên cần siêu âm để kiểm tra vòm sọ. Nếu phát hiện có thai khi đang điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển, cần ngưng ngay thuốc này suốt thai kỳ.
Bà mẹ cho con bú: Do thiếu số liệu, chống chỉ định perindopril cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.
Người cao tuổi: Cần đánh giá chức năng thận và kali huyết trước khi bắt đầu điều trị. Liều được điều chỉnh lại tùy theo đáp ứng về huyết áp, nhất là trong trường hợp mất muối-nước nhằm tránh tụt huyết áp có thể xảy ra đột ngột.
Bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinine dưới 60ml/ phút): giảm liều và theo dõi định kỳ kali và creatinine.
Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch: do nguy cơ tụt huyết áp có thể xảy ra ở tất cả bệnh nhân, cần đặc biệt thận trọng trên những bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc suy tuần hoàn não, bắt đầu điều trị với liều thấp.
Bệnh nhân tăng huyết áp do nguyên nhân mạch máu thận: Dùng liều ban đầu thấp và theo dõi chức năng thận cũng như kali huyết, một vài bệnh nhân có thể bị tăng suy thận chức năng, tuy nhiên sẽ hồi phục lại khi ngưng điều trị.
Bệnh nhân suy tim nặng (giai đoạn IV) hoặc đái tháo đường lệ thuộc insulin (có khuynh hướng tăng kali huyết): khi điều trị phải được theo dõi y khoa chặt chẽ và liều ban đầu phải thấp.
Bệnh nhân tăng huyết áp với suy mạch vành: phối hợp thuốc ức chế men chuyển với thuốc chẹn bêta.
Tương tác thuốc
- Các loại thuốc xảy ra tương tác:
Không nên phối hợp:
-
Thuốc lợi tiểu tăng kali huyết (spironolactone, triamterene, một mình hoặc phối hợp...), kali (dạng muối) vì làm tăng kali huyết (có thể gây tử vong), nhất là ở bệnh nhân suy thận (phối hợp tác động làm tăng kali huyết). Không phối hợp thuốc lợi tiểu tăng kali huyết với thuốc ức chế men chuyển, trừ trường hợp bệnh nhân bị hạ kali huyết.
-
Lithium: Phối hợp với perindopril làm tăng lithium huyết có thể đến ngưỡng gây độc (do giảm bài tiết lithium ở thận). Nếu bắt buộc phải dùng thuốc ức chế men chuyển, cần theo dõi sát lithium huyết và điều chỉnh liều.
Thận trọng khi phối hợp:
-
Thuốc trị đái tháo đường (insuline, sulfamide hạ đường huyết): Perindopril làm tăng tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng insulin hoặc sulfamide hạ đường huyết.
-
Baclofene: tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu cần.
-
Thuốc lợi tiểu: nguy cơ hạ huyết áp đột ngột và/ hoặc suy thận cấp tính khi dùng phối hợp với perindopril.
-
Thuốc kháng viêm không steroid: giảm tác dụng hạ huyết áp (do thuốc kháng viêm không steroid gây ức chế các prostaglandine có tác dụng giãn mạch và phenylbutazone gây giữ muối-nước).
-
Thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine (ba vòng), thuốc an thần kinh: tăng tác dụng tụt huyết áp và nguy cơ hạ huyết áp thế đứng (hiệp đồng tác dụng).
-
Corticoid, tetracosactide: giảm tác dụng hạ huyết áp (do corticoid gây giữ muối-nước).
- Thực phẩm, đồ uống có thể ảnh hưởng đến thuốc:
Nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng muối thay thế chứa kali. Nếu bác sĩ kê chế độ ăn ít muối hoặc natri, hãy làm theo các hướng dẫn.
- Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thuốc:
Những bệnh nhân trong tình trạng sau không nên dùng thuốc:
-
Bệnh nhân quá mẫn cảm với perindopril, có tiền sử bị phù mạch (phù Quincke) liên quan đến việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
-
Bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận trong trường hợp chỉ còn duy nhất một quả thận làm việc; tăng kali huyết; phối hợp với thuốc lợi tiểu giữ kali, muối kali và lithium.