• THUAN VIET PHARMA

    Đau đầu khi mang thai: Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu

  • Thứ ba, 21:43 Ngày 09/06/2020
  • 1. Có bao nhiêu loại đau đầu?

    Hầu hết các cơn đau đầu khi mang thai là đau đầu nguyên phát. Điều này có nghĩa là cơn đau đầu xảy ra bởi chính nó. Nó không phải là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác gây nên.

    Các loại đau đầu nguyên phát bao gồm:

    • Đau đầu do căng thẳng.
    • Đau nửa đầu.
    • Đau đầu từng cơn theo chu kỳ.

    Khoảng 26 phần trăm đau đầu khi mang thai là do căng thẳng. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử đau đầu mạn tính, xảy ra thường xuyên hoặc đau nửa đầu, mẹ cần nói điều này với bác sĩ. Một số phụ nữ có tiền sử đau nửa đầu thường lại tái phát ít hơn khi mang thai. Ngoài ra, chứng đau nửa đầu còn có thể có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng trong khi mang thai và sau khi sinh con.

    Với đau đầu thứ phát, do một số vấn đề sức khỏe gây nên. Mẹ thường hay gặp trong tiền sản giật.

    2. Đau đầu khi mang thai biểu hiện như thế nào?

    Đau đầu thường hay xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra là do cơ thể mẹ cần tăng lưu thông máu để nuôi con và do thay đổi nội tiết tố. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: Căng thẳng hoặc lo lắng, mệt mỏi, nghẹt mũi, mỏi mắt và dinh dưỡng không dầy đủ.

    Tình trạng này thường khác nhau ở mỗi người. Mẹ có thể có những cảm giác như:

    • Đau âm ỉ.
    • Đau nhói hoặc cảm giác đập theo nhịp mạch.
    • Đau dữ dội ở một hoặc cả hai bên.
    • Đau ở sau một hoặc cả 2 hốc mắt.

    Nếu mẹ có tình trạng đau nửa đầu, mẹ có thể kèm theo các dấu hiệu khác đi kèm. Bao gồm:

    • Buồn nôn và nôn.
    • Nhìn thấy những chớp hoặc tia sáng léo qua mắt.
    • Có điểm mù khi nhìn, cảm giác như có ruồi ngang tầm mắt.

    3. Một số nguyên nhân

    3.1 Trong ba tháng đầu thai kỳ

    Đau đầu do căng thẳng là phổ biến trong ba tháng đầu của thai kỳ.

    Tình trạng này xảy ra là do cơ thể bạn đang cần thay đổi rất nhiều để phù hợp cho quá trình mang thai. Những thay đổi này bao gồm:

    • Thay đổi nội tiết tố.
    • Lưu lượng máu cao hơn.
    • Thay đổi cân nặng khi mang thai.

    Ngoài ra, mẹ còn có thể đâu đầu ở ba tháng đầu thai kỳ do các nguyên nhân khác cũng khá phổ biến như:

    • Tình trạng mất nước.
    • Buồn nôn và ói mửa.
    • Thiếu ngủ.
    • Dinh dưỡng không đủ trong thai kỳ.
    • Lượng đường trong máu thấp, hạ đường huyết.
    • Quá ít hoạt động thể chất.
    • Đột ngột thay đổi tầm nhìn.

    3.2 Trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ

    Đau đầu trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

    • Tăng cân nhiều.
    • Thay đổi tư thế đột ngột.
    • Ngủ quá ít.
    • Chế độ dinh dưỡng ké.
    • Đau mỏi do căng cơ, căng dây chằng.
    • Huyết áp cao.
    • Đái tháo đường thai kỳ.

    3.3 Huyết áp cao

    Ở ba tháng giữa và cuối thai kỳ, đau đầu có thể là một dấu hiệu cho thấy mẹ có huyết áp cao. Theo thống kê tại Mỹ cho thấy, có khoảng 6 – 8% phụ nữ mang thai có huyết áp cao trong thai kỳ.

    Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cảnh báo rằng huyết áp cao khi mẹ mang thai nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Huyết áp cao trong thai kỳ còn được gọi là tiền sản giật, thường phổ biến nhất sau tuần 20 của thai kỳ.

    Nếu bạn có thai, huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ:

    • Đột quỵ.
    • Sản giật (biến chứng của tiền sản giật).
    • Lưu lượng oxy thấp đến em bé.
    • Tăng tuần suất sinh non, trước 37 tuần.
    • Nhau bong non.
    • Cân nặng của bé khi sinh thấp.

    >>> Xem thêm: Nhau bong non: Dấu hiệu nhận biết và thông tin hướng xử trí?

    4. Mẹ nên đối phó với đau đầu khi mang thai như thế nào?

    Để ngăn ngừa đau đầu, mẹ hãy để ý xem điều gì khiến mẹ dễ gây ra nguy cơ dẫn đến đau đầu nhất? Mẹ có sử dụng các chất kích thích như (rượu bia, café, v.v.) không? Mẹ có cảm thấy ngột ngạt không? Mỏi mắt khi sử dụng máy tính, hoặc các đồ vật điện tử cũng sẽ khiến mẹ dễ đau đầu hơn đấy!

    Dưới đây là một số gợi ý để mẹ giảm cơn đau đầu. Mẹ hãy thử tham khảo nhé:

    4.1 Nghỉ ngơi nhiều hơn

    Nếu mẹ nghĩ đau đầu là do thiếu ngủ, mẹ cần ngủ nhiều hơn ở buổi tối. Nếu mẹ mệt trong ngày, hãy dành cho mình một giấc ngủ trưa, hoặc chợp mắt trong thời gian ngắn.

    Khi mang thai những tháng đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ dễ mệt mỏi. Hãy lắng nghe cơ thể mình và đừng nên quá sức.

    4.2 Uống đủ nước trong ngày

    Uống đủ nước cũng là một cách giúp phòng ngừa và giảm tần suất đau đầu. Bởi vì đau đầu là một trong những dấu hiệu thể hiện cơ thể đang thiếu nước. Thậm chí đau đầu còn là dấu hiệu xuất hiện sớm hơn cảm giác khát nước.

    Vì thế, mẹ nên cần uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Trên thực tế, nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho mẹ. Một ml nước tương ứng với 1 kcal. Vì thế uống đủ nước vừa giúp mẹ giảm đau đầu, vừa giúp cơ thể tràn đầy năng lượng hơn.

    4.3  Khi xuất hiện cơn đau đầu

    Hãy thử áp một miếng gạc hoặc khăn ấm ở ở trên mặt, hai mắt, quanh mũi và thái dương. Điều này sẽ giúp mẹ thư giãn đầu óc, và cơn đau đầu sẽ trở nên dễ chịu hơn.

    Trường hợp mẹ cảm thấy đau đầu do căng thẳng, stress. Hãy thử chườm túi nước đá hoặc khăn khăn lạnh lên trán và sau gáy. Điều này cũng sẽ có tác dụng thư giãn, và giúp mẹ bình tĩnh hơn.  

    Tắm nước ấm cũng là một cách giúp mẹ xả stress. Tuy nhiên, mẹ nên tránh tắm trong bồn nước ấm khi mang thai. Bởi vì khi mang thai, mạch máu của mẹ sẽ giãn ra cùng với lưu lượng máu tăng, huyết áp của mẹ sẽ thấp hơn bình thường. Khi mẹ tắm trong bồn nước nóng quá lâu, sẽ khiến mạch máu càng giãn ra hơn. Mẹ sẽ càng cảm thấy chóng mặt và khó chịu.

    Để biết thêm tắm trong bồn nước nóng điều gì cần nên tránh, mời mẹ đọc thêm: Mang thai tuần 19: Một số lời khuyên dành cho mẹ

     Khi đang đau đầu, việc mát xa cổ, vai, mặt và vùng dầu sẽ giúp đánh bay đi cơn đau đầu. Mẹ có thể tự mát-xa hoặc nhờ người thân hỗ trợ.

    5. Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

    Hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu mẹ đau đầu dữ dội, dai dẳng, thường xuyên hoặc kèm theo mờ mắt, thay đổi thị lực. Trường hợp có ngất xỉu, lên cơn co giật, sẽ cần người xung quanh hỗ trợ tìm đến cấp cứu tại cơ sở Sản phụ khoa gần nhất.

    Acetaminophen là thuốc giảm đau an toàn cho hầu hết phụ nữ khi sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng quá mức, nó có thể gây ra các vấn đề về gan chẳng hạn như tăng men gan hoặc làm đau đầu thêm.

    Nếu mẹ bị đau nửa đầu trước và trong khi mang thai. Điều này cũng nên được bàn luận với bác sĩ. Bởi vì bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ nên tránh một số loại thuốc.  

    6. Một số điểm quan trọng

    Huyết áp cao là một nguyên nhân nghiêm trọng gây đau đầu khi mang thai. Mẹ có thể bị huyết áp cao bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ có thể không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào cả. Vì thế, nếu có thể, mẹ nên kiểm tra huyết áp ít nhất một lần một ngày với máy theo dõi huyết áp tại nhà.

    Khi khám thai, hãy cho bác sĩ biết nếu mẹ bị đau đầu bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Ngoài ra, nếu mẹ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đau nửa đầu, huyết áp cao, co giật hoặc tiểu đường, cần khai báo sớm với bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi thai nghén chặt chẽ hơn.

    Ngoài ra, mẹ chỉ được sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cần tuân thủ tất cả các lời khuyên về chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp. Bên cạnh đó, khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ hiểu hơn về những vấn đề phát sinh khi mẹ mang thai.

    Tuy đau đầu là tình trạng phổ biến và khiến mẹ thường hay than phiền. Tuy nhiên hầu hết các nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai là có thể điều trị hoặc phòng ngừa được với sự chăm sóc đúng đắn và hợp lý. Quan trọng hơn, mẹ cần khai báo về những than phiền của mẹ khi mang thai. Điều này sẽ giúp bác sĩ xem xét các nguyên nhân nghiêm trọng khác gây ra cơn đau đầu tương tự. 

      Bài viết liên quan