Tin sức khỏe - đời sống
Cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ hiệu quả và an toàn
Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ nhỏ bị nghẹt mũi, nhất là với trẻ sơ sinh. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi là cách thông thường mà các phụ huynh thường làm. Nhỏ mũi để vệ sinh và làm loãng dịch mũi bị đặc của bé. Cùng Youmed tìm hiểu cách dùng đúng và an toàn dung dịch nước muối nhỏ mũi nhé!
Lưu ý về dung dịch muối sinh lý
Thuốc nhỏ mũi dùng vệ sinh rửa mũi là dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Trong dung dịch có chứa lượng muối ăn NaCl ở nồng độ 0,9 gam/lít, là nồng độ dung dịch đẳng trương.
Không nên tự pha dung dịch nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ nhỏ. Nguyên nhân vì nước dùng thường không đảm bảo độ sạch và khó pha đúng nồng độ 0,9%. Các lọ nhỏ mũi sinh lý được sản xuất bán tại nhà thuốc đều được đảm bảo điều kiện vô trùng và pha đúng nồng độ 0,9%.
Dung dịch nước muối bán tại nhà thuốc cũng có nhiều loại. Có thể dùng thuốc nhỏ mắt (bao bì có in hình con mắt) NaCl 0,9% để nhỏ mũi, nhỏ tai. Nhưng tuyệt đối không dùng thuốc chuyên dùng nhỏ mũi, nhỏ tai NaCl 0,9% để nhỏ mắt.
Nhỏ mũi đúng cách
Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng và ít thì có thể lau rửa mũi cho trẻ bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi trẻ đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi để làm mềm dịch mũi trẻ, tránh cho trẻ bị ngạt thở. Cách nhỏ mũi như sau:
-
Bước 1:
Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt đầu vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi. Phụ huynh chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
-
Bước 2:
Nhỏ dung dịch nước muối sinh lý 0,9% vào mũi khoảng 2 giọt. Khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
-
Bước 3:
Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
-
Bước 4:
Đợi khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng dụng cụ hút hút dịch mũi ra. Không đưa đầu hút vào sâu vào mũi trẻ. Hút từ từ chứ không hút nhanh và đột ngột.
Sau cùng, dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ. Nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi khuẩn vẫn bám lại trên khăn.
Trên đây là một số tip cho mẹ khi dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho bé đúng cách và an toàn. Chúc các bạn thực hiện thành công trong việc chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi.
Những nguy cơ tiềm tàng khi đặt trẻ nằm nghiêng hoặc sấp. Mẹ cũng sẽ biết ở độ tuổi nào, trẻ có thể nằm nghiêng hoặc sấp là an toàn. Hãy cùng Youmed tìm hiểu ngay nhé!
Nguồn Youmed