• THUAN VIET PHARMA

    Bạn biết gì về thuốc kháng dị ứng fexofenadin (Telfast)?

  • Thứ năm, 10:14 Ngày 10/09/2020
  • 1. Thuốc fexofenadin (Telfast) là thuốc gì?

    Fexofenadin là thuốc kháng dị ứng thế hệ mới, thường dùng để điều trị:

    • Giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa mắt/đỏ mặt, chảy nước mắt…

    • Giảm các triệu chứng nổi mề đay vô căn như: sưng, ngứa, phát ban… 

    Tuy nhiên, thời tiết và các yếu tố như bụi, phấn hoa cũng là một số nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng. Bạn cần chú ý đến môi trường xung quanh, đặc biệt là trong tình trạnh bụi mịn như ở Việt Nam hiện nay để dùng thuốc hợp lý.

    thuoc-fexofenadin-telfast

    Thuốc fexofenadin (Telfast)

    2. Hướng dẫn dùng thuốc fexofenadin (Telfast) 

    2.1. Liều dùng

    Bạn cần sử dụng fexofenadin theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Liều lượng và cách dùng fexofenadin tham khảo như sau:

    • Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: 30mg x 2 lần/ngày để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và nổi mề đay

    • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 180mg x 1 lần/ngày hoặc Fexofenadin 60mg x 2 lần/ngày

    Đối với bệnh nhân suy thận, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm liều, thông thường đối với người lớn thường là 60mg x 1 lần/ngày.

    2.2 Cách dùng

    • Uống fexofenadin trực tiếp với nước lọc, không uống chung với các loại nước trái cây (nước cam, nước ép…).

    • Sử dụng thuốc Fexofenadin trước bữa ăn để có hiệu quả tốt nhất. Uống Fexofenadin cách các thuốc kháng axit ít nhất 2 giờ

    3. Cách xử lý nếu quên liều fexofenadin 

    • Thông thường thuốc kháng dị ứng chỉ được dùng khi cần thiết.

    • Bỏ qua liều đã quên nếu sắp đến liều kế tiếp, không được uống bù liều đã quên mà uống liều tiếp theo như bình thường

    4. Trường hợp không được dùng thuốc fexofenadin

    • Chống chỉ định cho bệnh nhân dị ứng với fexofenadin và các thuốc trong cùng nhóm.

    • Ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với các bác sĩ nếu có các triệu chứng dị ứng nặng như: khó thở, sưng mặt, lưỡi, cổ họng , sốt …  

    5. Lưu ý khi sử dụng thuốc fexofenadin (Telfast)

    • Báo cáo ngay với bác sĩ khi bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận, suy thận, tim mạch.

    • Người lớn tuổi (>65 tuổi) có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng của thuốc, do đó cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng để có được tư vấn tốt nhất.

    6. Tác dụng phụ của thuốc fexofenadin (Telfast)

    Một số tác dụng phụ thường gặp ở Fexofenadin là:

    • Đau đầu

    • Buồn nôn

    • Khó ngủ (hiếm gặp)

    • Chóng mặt, say sẩm

    • Triệu chứng cảm lạnh: chảy mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng

    7. Tương tác thuốc khi dùng fexofenadin 

    thuốc kháng dị ứng fexofenadin (Telfast)

    Khi dùng chung với một số thuốc có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng trị liệu của fexofenadin, cần thông tin cho bác sĩ điều trị tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để có điều trị hợp lý nhất.

    Việc sử dụng fexofenadin với các thuốc như: thuốc chứa opioid, thuốc an thần, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị lo âu/co giật … có thể làm giảm tác dụng của fexofenadin.

    8. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú 

    8.1. Phụ nữ mang thai

    Hiện chưa có bằng chứng lâm sàng nào về ảnh hưởng của fexofenadin đến phụ nữ mang thai.  Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy fexofenadin có thể ảnh hưởng đến thai nhi mang đến một số tác dụng phụ. Chỉ dùng Fexofenadin cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.

    8.2. Phụ nữ cho con bú

    Hiện chưa có bằng chứng lâm sàng nào trên người về ảnh hưởng của fexofenadin đến phụ nữ cho con bú.

    9. Cách bảo quản thuốc fexofenadin (Telfast) 

    • Tránh xa tầm tay của trẻ em

    • Bảo quản ở nhiệt độ phòng (dưới 30oC) trong hộp nguyên viện, lọ đậy kín nút

    Fexofenadin là thuốc kháng dị ứng thường dùng để điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc nổi mề đay ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổiTuy YouMed đã cung cấp những thông tin về fexofenadin là thuốc gì, nhưng trong quá trình sử dụng nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

                                                                                                                                            Dược sĩ Nguyễn Thị Cẩm Vân

      Bài viết liên quan